CHIA SẺ THÔNG TIN

Hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng thuốc giả. Lời khuyên cho người tiêu dùng

20/05/2020

Mặc dù thuốc giả chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên thị trường dược phẩm, nhưng điều đáng lo ngại là một phần thuốc kém chất lượng đã được người bệnh sử dụng. Nếu sử dụng phải thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không mang lại hiệu quả và còn để lại những hậu quả khôn lường. Thuốc giả thuốc kém chất lượng

>> Thuốc giả và thủ đoạn tinh vi

>> Thế nào được coi là thuốc giả, thuốc kém chất lượng

>> Hàng loạt vụ thuốc giả và lời cảnh báo

>> 20 điều bạn nên biết về thị trường thuốc giả

>> Thuốc giả và ‘nỗi đau’ của bệnh nhân ung thư

>> Thuốc giảm cân và những bài học đắt giá

>> VN Pharma: Buôn lậu hay kinh doanh thuốc giả ?

1. Thuốc giả được làm thế nào

Thay đổi hạn sử dụng của thuốc đã hết hạn

Một số thuốc kém chất lượng là các sản phẩm thuốc thật đã hết hoặc gần hết hạn dùng có nguồn gốc từ các nhà sản xuất, nhà thuốc, công ty phân phối. Các sản phẩm thuốc không còn hạn sử dụng được xóa bỏ hạn cũ và đóng bao bì với hạn dùng mới. Cách thức này khiến người bệnh không nghi ngờ về sản phẩm. Tuy nhiên, độ ổn định và nồng độ hoạt chất giảm đáng kể theo thời gian. Hơn nữa, các sản phẩm tạo ra khi thuốc bị phân hủy rất dễ gây phản ứng có hại cho người bệnh.

Sản xuất ở cơ sở sản xuất trái phép 

Nguồn thuốc giả có thể chứa đúng thành phần hoạt chất nhưng sản xuất trái phép tại một số cơ sở sản xuất nước ngoài. Ở các quốc gia này luật bản quyền rất khó áp dụng. Bởi vì các cơ sở sản xuất thuốc giả không đầu tư chi phí vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và có nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, thuốc được bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với thuốc thật.

Thay thế các hoạt chất trong thuốc 

Một nguồn lớn thuốc giả không chứa hoạt chất mà chỉ chứa tinh bột hay các thành phần thảo dược hoặc các chất hóa học có thể gây độc cho cơ thể. Thuốc chứa hoạt chất ở nồng độ biến đổi, nếu nồng độ thuốc quá cao có thể gây phản ứng bất lợi nghiêm trọng.

2. Hậu quả để lại

Kể cả thuốc sản xuất chính hãng vẫn có các tác dụng phụ. Nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/100.000 đến 1/10.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lên tới 1/10. Trong đó nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc, đặc biệt nghiêm trọng là sốc phản vệ. Phản ứng dị ứng và biểu hiện rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy là các biểu hiện của tác dụng phụ phổ biến.

Thuốc không chứa thành phần hoạt chất hoặc chứa các chất hóa học khác không có hiệu lực điều trị bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn. Một số thuốc sản xuất tại cơ sở không hợp vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Sử dụng thuốc giả đẩy mạnh quá trình phát triển bệnh tật, tăng độc tính, tăng tình trạng kháng thuốc, thậm chí người bệnh tử vong.

Thuốc kháng sinh kém chất lượng, không đủ hàm lượng hoạt chất, khi dùng không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn trở thành chủng đề kháng mà kháng sinh đã sử dụng trước đó không còn tác dụng. Điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng cao. Đối với người bị tăng huyết áp, đái tháo đường hay những người mắc bệnh mạn tính nói chung gần như phải dùng thuốc suốt đời. Thế nhưng nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng thì tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Nguy hại hơn, hoạt chất, thậm chí tá dược chứa trong thuốc kém chất lượng, không tinh khiết và lẫn độc chất thì người dùng thuốc có thể tử vong.

Hầu hết các sản phẩm của hãng có uy tín, có thương hiệu đều có nguy cơ bị làm giả do thuốc giả đem lại lợi nhuận khổng lồ. Thuốc giả không chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng cho người dùng mà còn làm giảm uy tín thương hiệu của nhà sản xuất. 

3. Làm sao để tránh việc sản xuất lậu và tiêu dùng thuốc giả

Đối với nhà sản xuất

Để chống nạn hàng giả nhà sản xuất nên sử dụng bao bì chống giả mạo (đóng gói ba lớp niêm phong: miệng lọ, nắp bảo hiểm, màng có in chữ bao lấy cổ lọ), tem chống hàng giả, mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên điện thoại thông minh hoặc tin nhắn điện thoại.

>> Truy xuất nguồn gốc là xu thế tất yếu

Đối với người tiêu dùng


  • Nên mua thuốc tại địa chỉ tin cậy, không mua thuốc xách tay, các thuốc được bán trên mạng internet tại các quốc gia chưa có luật pháp kiểm soát loại hình bán thuốc này.
  • Khi mua thuốc cần quan sát kỹ thuốc. Nếu là loại thuốc đã quen dùng, cần xem kỹ bao bì, dạng bào chế (dạng viên nén, viên nang…), mùi vị thuốc khi uống. Nếu có sự nghi ngờ nên nhờ các dược sĩ, bác sĩ tư vấn.
  • Luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để tránh dùng thuốc hết hạn, cảnh giác với những thuốc có giá thấp bất thường.
  • Tìm hiểu và sử dụng các công nghệ xác minh, tem chống hàng giả để tránh mua phải hàng giả, chủ động bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và gia đình. 


 

 




 

098 152 5445