Từ năm 2011, Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã cảnh báo Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là thị trường béo bở cho thuốc giả, đặc biệt là thuốc chữa bệnh ung thư do giá thuốc cao nên mang lại siêu lợi nhuận.
Nếu bỏ ra 1 đồng để sản xuất thuốc giả có thể thu lợi nhuận gấp 2.500 lần, con số này cao hơn 156 lần lợi nhuận thu được nếu sản xuất ma túy. Thuốc giả khiến bệnh nhân - những người cần bình phục nhất - lại bị chính những viên thuốc hủy hoại sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.
Dưới đây là 20 điều bạn nên biết về thị trường thuốc giả
Thuốc giả - Nỗi lo của mọi người tiêu dùng
1. Thị trường tiêu thụ ngành công nghiệp thuốc giả mỗi năm có doanh thu khoảng 200 tỉ USD.
2. Ước lượng khoảng 10-30% thuốc đang lưu hành tại thị trường các nước đang phát triển (có Việt Nam) là thuốc giả. Khoảng 1% bán ở các nước đã phát triển.
3. Một chiến dịch cản quét 10 ngày của Interpol vào tháng 5/2014 đã tịch thu được 8.4 triệu liều thuốc giả.
4. FDA đã gửi thư cảnh cáo 14 công ty chuyên bán thuốc điều trị hỗ trợ ung thư đang được rao bán online rầm rộ và quảng bá sai mục đích.
5. Năm 2014 , 237 người bị bắt và 10,603 trang web chuyên bán thuốc giả đã bị đánh sập.
6. 80% thuốc giả tại Hoa Kỳ là hàng… nhập khẩu.
Thuốc giả tràn lan trên thế giới
7. Thị trường bán thuốc giả online trung bình bán buôn 75 tỉ USD mỗi năm.
8. Phần lớn thuốc giả được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ, kế đến là Peru, Uzbekistan, Nga và Ukraine.
9. WHO ước tính từ 1-10% thuốc đang dùng trên toàn cầu là thuốc giả, một số nơi có thể lên tới 50%, đăc biệt là các quốc gia nghèo như khu vực Châu Phi.
10. 60% các sản phẩm thuốc của hãng Pfizer được ưu ái làm giả nhiều nhất trên toàn cầu (108 nước).
11. Sản phẩm bị làm nhái nhiều nhất là son bôi môi dưỡng ChapStick của hãng Pfizer. (Tại VN có lẽ là sản phẩm ông uống bà khen nổi tiếng được bán tại các shop tình yêu nhan nhản).
12. FDA cũng gửi hơn 90 thư cảnh báo đến các chuyên sản xuất các sản phẩm thuốc lừa đảo trong việc đánh lừa bệnh nhân về tác dụng điều trị của thuốc khi điều trị ung thư.
13. Pfizer phải tự lập ban điều tra thuốc giả và phát hiện 50-60 vụ mỗi năm.
14. Các nhà thuốc bán hàng online tại Canada là nơi các tay buôn lợi dụng phát tán các sản phẩm của mình (thường thuốc không được phân phối tại Canada nhưng thường lấy mác này để phân phối đến các quốc gia khác như Hoa Kỳ, các thuốc này lại nằm ở Ấn hay Sing hoặc Châu Âu, Việt Nam cũng là một trong những nạn nhân).
15. WHO ước tính 16% thuốc giả hiện nay có sai hoạt chất, 17% có lượng hoạt chất thấp hơn quy định.
16. Hơn 30% thuốc giả đang lưu hành hiện nay không có hoạt chất điều trị.
17. Eli Lilly đầu tư hơn 110 triệu USD công nghệ tem chống giả và mã vạch trên từng hộp thuốc để theo dõi toàn cầu.
Thuốc bán tưng bừng tại một khu chợ ở Afghanistan
18. Cuối năm 2013, chính quyền Bắc Kinh đưa ra báo cáo nghi ngờ 1300 loại thuốc đang lưu hành trên thị trường là giả và tịch thu với số tiền khoảng 362 triệu USD.
19. Một nghiên cứu gần đây của WHO thấy 20-90% loại thuốc điều trị sốt rét tại Châu Phi không đạt chất lượng điều trị. .
20. Thị trường thuốc giả tại Châu Âu đang bùng nổ với chất lượng chóng mặt khiến các quốc gia này gặp phải rào cản nhập thuốc vào Hoa Kỳ.
Thời gian qua, cơ quan chức năng đã vào cuộc triệt phá nhiều phi vụ sản xuất, buôn bán tân dược và thực phẩm chức năng giả, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
------------------
inBrand - Giải pháp chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp
Hotline tư vấn: 096 246 4466
Tin tức liên quan: