Nếu mắc phải 1 trong 5 sai lầm sau mà không tìm cách khắc phục kịp thời thì các khách hàng sẽ sớm rời bỏ thương hiệu của bạn để đến với đối thủ cạnh tranh.
Tất cả những người kinh doanh, từ nhà điều hành công ty cho đến chủ cửa hàng kinh doanh online trên mạng xã hội đều có chung một mong muốn, đó là: Giữ chân được khách cũ càng lâu càng tốt.
Các con số đã chỉ ra rất rõ ràng: Chi phí để có được một khách hàng mới luôn lớn hơn gấp nhiều lần chí phí để giữ chân khách hàng cũ. Tuy nhiên, việc khiến khách hàng quay trở lại với thương hiệu không phải là dễ dàng…
Nhiều doanh nghiệp đã phải nuối tiếc nhìn khách hàng của mình ra đi chỉ vì mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau:
Khoảng 15% khách hàng rời bỏ thương hiệu cho biết là do nhu cầu của họ đã thay đổi. Có 2 cách phản ứng các doanh nghiệp thường dùng là:
Thứ 1, nếu nhu cầu của họ thay đổi và không còn là đối tượng tiềm năng, chúng ta buộc phải để họ ra đi. Đơn giản vì mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh và chiến lược riêng, chúng ta không thể kỳ vọng bản thân có thể làm hài lòng tất cả mọi khách hàng trên thị trương.
Thứ 2, nếu doanh nghiệp có thể cải thiện chính mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để củng cố vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Nếu khách hàng không còn tiềm năng, doanh nghiệp buộc phải để họ ra đi
Theo dõi mạng xã hội và những gì khách hàng nói về ngành kinh doanh của doanh nghiệp trên mạng xã hội là một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp hiệu quả nhất vẫn là tương tác trực tiếp với khách hàng để nắm bắt nhu cầu của họ về sản phẩm và dịch vụ một cách chính xác và nhanh chóng.
Nếu khách hàng thường xuyên nhắc đến hoặc yêu cầu một điều gì đó cụ thể ở sản phẩm thì doanh nghiệp cần cố gắng hết sức để làm bằng được điều đó. Nên nhớ rằng, chúng ta đang trong cuộc chiến giữ chân khách hàng và khách hàng sẽ không thể chờ đợi quá lâu để nhìn thấy sự thay đổi mà họ mong muốn. Do đó, doanh nghiệp cần hành động thật nhanh và chính xác.
Hãy lắng nghe nhu cầu từ khách hàng
Ví dụ: Nếu như khách hàng than phiền về vấn đề sản phẩm bị làm giả làm nhái và mong muốn doanh nghiệp cung cấp những dấu hiệu nhận biết để họ dễ dàng mua hàng hơn, doanh nghiệp cần nhanh chóng xem xét, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tích hợp các công nghệ như tem nhãn lên bao bì. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy ý kiến và quyền lợi của họ được doanh nghiệp tôn trọng.
>>> Giải pháp tem truy xuất nguồn gốc từ Inbrand
Một phần tư số khách hàng có thể ra đi do giá cả tăng lên. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cũng khó thể làm hài lòng mọi khách hàng. Đôi khi, doanh nghiệp cần phải nâng giá để cân đối lại các vấn đề về chi phí. Và lúc này, các nhà lãnh đạo sẽ phải chứng kiến một lượng khách hàng rời bỏ thương hiệu của mình.
Cách để hạn chế điều này chính là sự minh bạch. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm trang sức quý, và giá vàng đang tăng lên khiến chi phí trở nên đắt đỏ hơn, hãy chia sẻ điểu đó với khách hàng. Bên cạnh đó, hãy khéo léo lồng ghép thêm những dịch vụ bổ sung với chi phí không quá cao hoặc tặng kèm một số món quà nhỏ, đủ để khách hàng cảm thấy được bù đắp phần nào cho mức giá sản phẩm kia.
Khoảng 1/3 người tiêu dùng sẽ không quay lại mua hàng của một thương hiệu nếu như chất lượng sản phẩm không thỏa mãn được kỳ vọng của họ. Khi vấn đề này xảy ra, doanh nghiệp cần nhận biết và khắc phục ngay.
Hãy sử dụng phản hồi của khách hàng, qua đây doanh nghiệp sẽ biết được rằng sản phẩm của mình không đạt yêu cầu ở đâu, hay do chương trình truyền thông của đôi ngũ marketing đã nói quá khiến khách hàng thất vọng với sản phẩm thực. Những thông tin thu được sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến giá trị sản phẩm để giữ chân khách hiệu quả hơn.
Trong rất nhiều trường hợp, sản phẩm mà khách hàng than phiền là không đáp ứng được kỳ vọng của họ thực chất là sản phẩm giả, nhái thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của công ty, cùng với đó sẽ là nhiều đánh giá, nhận xét tiêu cực khiến cho doanh nghiệp bị mất khách hàng. Bởi vậy, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư đến vấn đề chống hàng giả hàng nhái, bảo vệ thương hiệu.
>>> Inbrand - Giải pháp chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp
Đây là lý do gây bất ngờ nhất đối các nhà quản lý, bởi có đến 75% khách hàng cho biết họ sẵn sàng thay đổi thương hiệu mình đang sử dụng nếu phải trải nghiệm dịch vụ khách hàng quá tệ.
Một số công ty không có đủ nguồn lực để thực hiện việc chăm sóc khách hàng khiến cho họ phải chờ đợi quá lâu, thậm chí không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ.
>>> iCIC - Trung tâm tương tác khách hàng đa kênh thông minh
5. Đối thủ cạnh tranh
Dễ nhận thấy rằng, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng nếu có một đối thủ nào đó trên thị trường có giá thấp hơn hoặc cho ra các sản phẩm chất lượng hơn. Nhà quản lý cần chủ động nghiên cứu đối thủ và định ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp để giành lại khách hàng về mình.
Nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình cộng thêm phân tích thực tế thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một bản phân tích SWOT hoàn chỉnh, hỗ trợ đắc lực cho các nhà điều hành trong việc ra quyết định mang tính chiến lược.
Như vậy, thông qua 5 sai lầm trên, các nhà điều hành có thể nhận thấy rằng việc triển khai chiến lược marketing sáng tạo để thu hút khách hàng mới chỉ là một nửa câu chuyện. Chính thời gian, công sức được đầu tư cho việc bám sát thị trường, đối phó với hàng giả hàng nhái, nhận biết những sai lầm mà bản thân doanh nghiệp mắc phải để khắc phục, cải tiến thương hiệu, giữ chân khách hàng mới là điều tạo ra sự khác biệt lâu dài.
---------------
Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp.
Hotline: 0962 464 466