Gừng vừa là gia vị, vừa là một vị thuốc được người Việt Nam dùng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, thông tin về việc gừng Trung Quốc nhiễm chất trừ sâu cực độc đang được bán tại nhiều chợ Việt khiến các bà nội trợ không khỏi hoang mang khi chọn mua gừng.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Lan – một người bán hành, tỏi, gừng lâu năm cho biết: “ Thông thường gừng Tàu sẽ rẻ hơn gừng ta tuy nhiên mẫu mã đẹp, củ to, dễ chế biến, đặc biệt là với các hàng quán nên nhiều khi giá gừng Tàu bán cho người dân còn đắt hơn cả giá gừng ta.
Để phân biệt đâu là gừng ta, đâu là gừng tàu không khó. Trước hết, về kích thước, gừng Trung Quốc bao giờ cũng to gấp đôi so với gừng ta, trung bình một củ có trọng lượng từ 3 – 5 gram, trong khi gừng ta trọng lượng chỉ đạt từ 0,5 – 1,5 gr.
Thông thường, gừng ta củ sẽ có nhiều nhánh, da sần sùi, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh, có màu sầm. Trong khi đó, gừng Trung Quốc không dính đất, củ tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, ít đường vân và rất dễ bóc vỏ.
Chị Thu Hà - một người bán rau củ khác cho biết, gừng ở trong nước khi được người dân trồng, thu hoạch sẽ chỉ rũ qua đất rồi đem bán. Còn gừng Tàu thì người ta sẽ rửa sạch bóng, trông rất bắt mắt. Tuy nhiên, nhiều thương lái cũng rất mánh khóe, đôi khi họ mua gừng Tàu về nhưng để đánh giá người mua, họ dùng đất và bùn chát vào cho giống gừng ta. Vì vậy, khi đi chợ các chị em cần chú ý nhiều hơn tới kích thước, màu sắc và mùi vị của gừng.
Gừng ta có vị thơm đậm, cay nồng trong khi đó gừng Trung Quốc không cay, không có mùi thơm đậm. Phẫn lõi của gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét, lõi gừng Trung Quốc thì ít xơ, đường vân nhợt hơn.
Đặc biệt, gừng Trung Quốc mặc dù đã được rửa sạch với nước, lại vẫn chuyển xa nhưng để 3 tháng cũng không hề bị thối. Trong khi đó, gừng ta thì để khô ráo cũng chỉ để được nửa tháng đến gần 1 tháng là bị thối.
Song song với nhiều mặt hàng khác được nhập khẩu từ Trung Quốc, cà rốt cũng được sử dụng chất kích thích để phát triển nhanh và cũng để giữ được lâu trong tự nhiên khi phải vận chuyển đường dài.
Cách phân biệt cà rốt Trung Quốc và cà rốt Việt Nam đơn giản đầu tiên là dựa vào kích thước sản phẩm. Hầu hết các loại rau củ nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam đều được chăm bón bằng chất kích thích nên kích thước to hơn hàng nội địa. Do được lựa chọn kỹ để xuất khẩu nên các củ kích thước to rất đều nhau, còn một chùm cà rốt Việt Nam thường các củ kích thước to nhỏ khác nhau.
Cách phân biệt tiếp theo là dựa vào màu sắc và hình dạng. So với cà rốt nhập khẩu, cà rốt Việt Nam có màu cam nhạt hơn, củ dài, da sần còn cà rốt Trung Quốc có màu sẫm hơn (thường là cam sẫm, gần như đỏ), da bóng láng.
Thông thường, cà rốt Việt Nam vẫn còn rễ tỏa bao quanh củ và cuống lá thường còn nguyên. Cà rốt Trung Quốc không có rễ, cuống lá được tỉa gọn hoặc cắt sạch sẽ. Bên cạnh đó, một đặc điểm rất dễ “tố cáo” hàng nhập là do để lâu ngày và dùng chất bảo quan nên vùng da quanh khu vực cuống lá sẽ thâm đen lại.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý, khi mua cà rốt nên chọn những củ có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng. Khi chế biến nên gọt vỏ, cắt bỏ hai đầu trước khi ăn. Nên cắt bỏ cành, lá càng sớm càng tốt vì chúng sẽ rút đi vitamin, muối khoáng và nước từ phần củ.
---------------
Hotline: 0962 464 466
Có thể bạn quan tâm: