Kinh doanh bánh kẹo trong nước là lĩnh vực đang có nhiều tín hiệu vui khi kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng với những thương hiệu bánh kẹo “made in Vietnam” tạo được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, tại một số thị trường việc xuất hiện hàng giả, hàng nhái đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp bánh kẹo
Năm 2016, xuất khẩu của bánh kẹo Việt tăng trưởng ở mức 15% so với tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo, ngũ cốc, lên tới 532 triệu USD. Các nước như Trung Quốc, Campuchia và Hòa Kỳ là ba quốc gia nhập khẩu bánh kẹo lớn từ Việt Nam, tiếp đó là Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Khảo sát thị trường quốc tế BMI (Business Monitor International) thì doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, dự báo đến năm 2018 sẽ đạt khoảng 40.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cuộc chơi ở thị trường ngoài không phải là dễ dàng. Một mặt là mẫu mã, chất lượng sản phẩm mang tính chất khác biệt, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả phù hợp…và có thương hiệu uy tín. Mặt khác, để chiếm lĩnh được thị phần ở nước ngoài các doanh nghiệp cần phải luôn đưa ra những sản phẩm mới mà vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, yếu tố về giá cả, dịch vụ, lợi ích kèm theo cho các nhà nhập khẩu cũng góp phần rất quan trọng. Thậm chí tại một số thị trường còn xuất những chiêu trò cạnh tranh xấu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, tiêu biểu như việc sản phẩm bánh kẹo của doanh nghiệp có tiếng bị những đơn vị khác làm giả, làm nhái để kéo giá thành xuống.
Thị trường luôn có hiện tượng sản phẩm bị làm giả, làm nhái để kéo giá thành xuống
Cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng đã là một bài toán khó, nay nhiều doanh nghiệp còn phải cảnh giác trước tình trạng hàng hóa thật – giả khiến người tiêu dùng khó phân biệt hay hiểu lầm sản phẩm của công ty gây mất uy tín. Từ đó kéo theo hàng loạt hệ luy ảnh thưởng đến thương hiệu, doanh số sụt giảm…và nguy cơ phải rời khỏi thị trường.
Hàng giả hàng nhái gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp
Đối phó với tình trạng làm giả, làm nhái tại thị trường các doanh nghiệp cần phải có chiến lược cụ thể. Đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào nghiên cứu để cho ra những dòng sản phẩm mới khác biệt, vượt trội hơn so với sản phẩm cũ là cách nhiều doanh nghiệp đã thực hiện. Ngoài ra, cần có các chiến dịch truyền thông, marketing về thương hiệu để khẳng định vị thế sản phẩm, hướng dẫn người tiêu dùng cách bài trừ hàng nhái hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần sớm áp dụng biện pháp để bảo vệ thương hiệu
Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng nỗ lực hướng đến. Thế nhưng, việc ở lại thị trường được bao lâu, ứng phó được với những chiêu trò cạnh tranh như thế nào để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần phải có những chiến lược dài hạn và giải pháp bảo vệ thương hiệu hiệu quả.
Inbrand – Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái, bảo vệ thương hiệu sẽ là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Vui lòng liên hệ về số hotline 0906 464 466 để nhận được tư vấn chi tiết.