Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, có một nghịch lý là 90% doanh nghiệp sợ sản phẩm của mình bị doanh nghiệp khác làm giống nhưng lại có tới 70% doanh nghiệp khi được hỏi lại trả lời sẵn sàng sao chép kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của đơn vị khác.
Hàng giả đang được coi là vấn nạn đau đầu, một loại "ký sinh trùng" sống nhờ trên hàng thật hiện nay. Vấn nạn này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là thực trạng chung trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển.
Ở nước ta, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp khiến người tiêu dùng lúng túng. Có thể thấy rằng, hàng giả xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, từ vật tư, máy móc, thiết bị, tiền, văn bằng, chứng chỉ đến các sản phẩm có liên quan đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…
Về hàng tiêu dùng, hàng giả tấn công các sản phẩm có giá trị thấp như bật lửa, bao diêm, quần áo, túi xách, giày dép,…đến cao như điện thoại, đồng hồ, ti vi, máy ảnh, từ sản phẩm vật chất đến sản phẩm tinh thần như băng, đĩa, máy nghe nhac, tác phẩm hội họa, tác phẩm văn học…
Về vật tư, máy móc, thiết bị, hàng giả xuất hiện phổ biến ở các sản phẩm như: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thóc giống, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng ( sắt, thép, xi măng, ống nhựa, sơn quét tường, thiết bị vệ sinh…), thiết bị mạng, điện tử, linh kiện kĩ thuật số…
Trong đó, đáng nói nhất là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm, thuốc đông tây y, mỹ phẩm. Mới đây, những vụ buôn bán thuốc chữa bệnh giả bị phanh phui đã gây chấn động dư luận, nhiều vụ thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ, hàng chục tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được buôn bán tràn lan trên mạng, không được quản lý chặt chẽ.
Nạn hàng giả không chỉ gây thiệt hại cho nhà nước do thất thu thuế, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, giảm thị phần của doanh nghiệp làm ăn chân chính, giảm sức hút đầu tư nước ngoài do môi trường cạnh tranh không lành mạnh mà còn gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe, tính mạng người dân.
Liên quan đến các giải pháp chống hàng giả, tại Hội thảo "Chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ", PGS.TS Nguyễn Quốc Thinh, Trưởng bộ môn quản trị Thương hiệu (Trường Đại học Thương mại) chia sẻ quan điểm rằng, việc chống hàng giả, hàng nhái cần phải được thực hiện từ tư duy đến hành động.
Có 2 tình huống xảy ra với người tiêu dùng: một là chúng ta không biết hàng giả, hai là chúng ta mua mà chúng ta tưởng nó là thật, nhưng không ngờ đó là hàng giả. Ngoài ra, còn một vấn đề nữa là rất nhiều người tiêu dùng đang thông đồng với vấn đề dùng hàng giả, thừa biết giả nhưng vẫn dùng. Điều này đang góp phần kích thích việc sản xuất hàng giả.
"Theo khảo sát, trong 100 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ thì 90% doanh nghiệp sợ việc sản phẩm của doanh nghiệp mình bị doanh nghiệp khác làm giống. Nhưng 70% doanh nghiệp khi được hỏi lại trả lời sẵn sàng sao chép kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm khác. Đấy là một nghịch lý", ông Thịnh nhấn mạnh.
Vì vậy, vấn đề là làm sao để thay đổi nhận thức, tư duy này cả trong cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, để dần dần người tiêu dùng Việt Nam thông minh hơn trong nhận thức và tiêu dùng sản phẩm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp là giúp cho người tiêu dùng thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng, phải tuyên truyền cho người tiêu dùng nhận thức đúng về việc tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường và quyền sở hữu trí tuệ.
Trước ảnh hưởng từ hàng giả, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến Inbrand như một giải pháp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Cùng tìm hiểu về giải pháp chống giả và truy xuất nguồn gốc Inbrand Tại đây !
Có thể bạn quan tâm: