Không dừng lại ở mức độ đơn lẻ, hàng giả hàng nhái đã thực sự trở thành một “ngành công nghiệp” đen tối đục rỗng nền kinh tế đất nước, tàn phá sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, phá hoại thành quả của nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, gây hoang hoang xã hội.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hóa ngày càng phong phú dồi dào kéo theo việc sản xuất, lưu thông hàng hóa diễn ra mạnh mẽ. Nhưng cũng chính từ đó, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã trở thành một thực tế nhức nhối, lây lan nhanh với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ tàn phá kinh tế xã hội, phá hoại cạnh tranh công bằng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Từ năm 2014 – 10/2017, cả nước đã xử lý hơn 44,5 nghìn vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả. Trong đó, phải kể đến những vụ việc lớn bị phát hiện như vụ sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong được phát hiện năm 2015, vụ án sản xuất kinh doanh thuốc trị ung thư giả của Công ty dược VN Pharma vừa bị đưa ra xét xử, vụ đnáh tráo mác nhà sản xuất, lợi dụng thương hiệu nhằm nâng giá lên hàng chục lần của thương hiệu Khải Silk…Mới đây nhất, lô hàng 11 tỷ đồng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chăm sóc sắc đẹp của công ty TNHH Thiên nhiên TS VN có dấu bị giả nguồn gốc xuất xứ…
Một cán bộ ngành công an cho biết, lâu nay hàng giả, hàng nhái được tiêu thụ công khai nhưng việc tổ chức sản xuất thì diễn ra trong bóng tối nên những nỗ lực để ngăn chặn vẫn chửa thể triệt để. Các giải pháp, chính sách của Nhà nước vẫn chỉ mới cắt ngọn vấn nạn, chưa đủ cách thức và sức nặng răn đe để loại trừ từ gốc rễ. Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một đánh giá nào thống kê đầy đủ về những thiệt hại do hàng giả, hàng nhái gây ra, nhưng chắc chắn thiệt hại của chúng mang đến cho nền kinh tế là cực kỳ lớn.
Nổi bật trong thời gian qua là những vụ buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng được phát hiện ngày càng nhiều với phương thức hoạt động hết sức tinh vi. Loại tội phạm này thương tổ chức sản xuất hàng giả ở nhiều nơi, mỗi nơi một khâu, sau đó chuyển đến nơi tập kết để lắp ráp hoàn chỉnh, cuối cùng đưa đến nơi tiêu thụ. Khi bị phát hiện ở mỗi khâu, một công đoạn nào đó thì các đối tượng có thể nhanh chóng tẩu tán tang vật ở những khâu khác nhằm tiêu hủy chứng cứ.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay hàng giả, hàng nhái có mặt ở rất nhiều phân khúc thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa cho đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu có uy tín, được người tiêu dùng yêu thích đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa bằng những thủ đoạn tinh vi, thậm chí đến mức tem chống hàng giả cũng bị làm giả dễ dàng.
Chính người tiêu dùng đang tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái tồn tại, chiếm thị thị phần trên thị trường. Thực tế, ngày càng nhiều người có tâm lý sính hàng ngoại, hàng xách tay; một số khác lại có tâm lý thích hàng rẻ, đẹp, dù vẫn biết thứ hàng mình đang mua là hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận.
Mặt khác, vấn nạn này vẫn có thể tồn tại do phần lớn người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo. Thói quen sử dụng niềm tin, tình cảm trong giao dịch khiến phần nhiều người tiêu dùng mua bán hàng hóa theo kiểu mua xong là…xong. Khi đó, người tiêu dùng hầu như không có bất kỳ giấy tờ, hóa đơn nào để chứng minh quá trình giao dịch đó. Nếu có đi chăng nữa họ cũng chỉ coi tờ hóa đơn đó là tờ giấy liệt kê hàng hóa, giá cả và thường bỏ đi sau khi sử dụng hàng. Với thói quen này, nếu xảy ra chuyện gì, người tiêu dùng cũng chỉ biết rút kinh nghiệm cho lần sau chứ không có cơ sở, căn cứ gì để “bắt đền” nơi bán.
Chưa dừng lại ở đó, với xuất phát điểm từ nền văn minh nông nghiệp và văn hóa trọng tính truyền thống nên người Việt Nam thường lấy “cái tình” để xử lý sự việc. Bởi vậy, ở nhiều nơi, ngay cả những người cầm cán cân công lý vẫn có tư tưởng thiên về khuyến khích các bên liên quan “tự dàn xếp” với nhau trong tình cảm...
Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là do không ít người chỉ thấy lợi ích trước mắt, không thấy lợi ích lâu dài. Chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể, cộng đồng nên người tiêu dùng rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất, bằng vũ lực của những kẻ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Phần đông người dân hiểu và nắm luật rất hạn chế nên có muốn kiện, cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục thế nào; tâm lý ngại đi khiếu nại vì cho rằng mất công sức, chi phí, chưa chắc có kết quả.
Ở một khía cạnh khác, những doanh nghiệp bị xâm hại quyền lợi, bị làm giả thương hiệu, đã không thực sự chủ động phối hợp các cơ quan chức năng để đấu tranh hiệu quả…
--------
Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp.
Hotline: 0962 464 466
Có thể bạn quan tâm: