Hiện nay, hàng giả hàng nhái đang là một vấn nạn của nhiều phân khúc thị trường. Tình trạng này không chỉ có ở trong các cửa hàng tạp hóa nhỏ mà còn len lỏi cả vào những siêu thị cao cấp ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…gây bất lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hàng giả, hàng nhái - vấn đề nhức nhối của toàn xã hội
Thực trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường Việt Nam
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt cho biết có không ít bà con khu vực nông thôn đang phải mua và sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng với giá cao. Không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, hệ lụy của vấn nạn hàng giả hiện nay đã nhức nhối đến mức chèn ép đối với các nhà sản xuất chân chính.
Tại hội thảo “ Giải pháp chống hàng giả: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ thương hiệu cho Doanh nghiệp” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2016, nhiều ý kiến cho biết họ thực sự khó khăn trước sức ép hàng giả hiện nay. Khi công ty bắt đầu gây dựng được thương hiệu có chất lượng, nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng là lúc trên thị trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm có tên gọi, mẫu mã tương tự. Cùng lo lắng trên, 1 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bugi liên doanh nổi tiếng cũng thừa nhận có tới 20% sản phẩm bugi mang thương hiệu của doanh nghiệp này trên thị trường Việt Nam là hàng giả, hàng nhái.
Thị trường tràn lan hàng giả
Thực tế đang khiến nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp thị phần, giảm doanh thu và uy tín chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng “trong 10 tháng của năm 2016, các lực lượng trên toàn quốc đã phát hiện, xử lý hơn 172.000 vụ việc liên quan tới buôn lậu, gian lận thương mại, truy thu gần 13 tỷ đồng, phát hiện, xử lý hơn 2.000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, xử phạt hành chính 58 tỷ đồng”. Tuy nhiên, số vụ phát hiện, xử phạt được đánh giá là còn rất ít so với những gì diễn ra trong thực tế. Đó là những ảnh hưởng hàng giả hàng nhái tác động rất lớn với doanh nghiệp.
Hàng giả, hàng nhái vẫn lộng hành trên thị trường là do đâu ?
Từ phía nhà nước:
Do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm
Từ phía doanh nghiệp:
Thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chống hàng giả, hàng nhái cho sản phẩm của mình nên chưa chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng để giải quyết tình trạng này triệt để.
Từ phía người tiêu dùng:
- Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng
Bên cạnh những người mua nhầm hàng giả do không biết cách phân biệt thì vẫn còn không ít người tiêu dùng biết mình đang mua hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận bởi phù hợp với túi tiền của họ. Đó là nhân tố tiếp tay cho hàng nhái, hàng giả có nơi lưu hành thuận lợi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thường thiếu cảnh giác và có ít thông tin về sản phẩm nên khó biết được sản phẩm thật – giả nếu chưa từng sử dụng.
Người tiêu dùng khó phân biệt hàng thật - hàng giả
- Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo
Do thói quen sử dụng tình cảm, niềm tin trong giao dịch nên nhiều người Việt Nam tiến hành giao mua hàng hóa theo kiểu “ tiền trao – cháo múc”, người tiêu dùng hầu như không có giấy tờ, hóa đơn để chứng minh quá trình giao dịch. Kể cả khi mua hàng ở siêu thị, mỗi khách hàng đều có hóa đơn nhưng đa số chỉ xem đây như một tờ giấy liệt kê hàng hóa đã mua của họ.
Một nguyên nhân khác là do mọi người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, do vậy họ rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất hoặc vũ lực…Bên cạnh đó, việc đi khiếu nại cũng tốn rất nhiều thời gian, công sức thậm chí là tiền bạc.
Một số giải pháp chống giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Từ phía các cơ quan chức năng:
- Cần xã hội hóa công tác chống hàng giả, hàng nhái nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân đối với vấn đề này
- Cần hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 nhưng đến nay, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn không có nguồn thu ổn định. Luật đã quy định về việc giao cho các tổ chức này thực hiện một số nhiệm vụ của Nhà nước và được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Bộ tài chính cũng đã ban hành Thông tư quy định việc hỗ trợ kinh phí tuy nhiên việc triển khai nó còn rất nhiều lúng túng khiến các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Vì vậy, nhà nước cần xem xét đảm bảo nguồn thu ổn định cho các tổ chức này.
- Cẩn kiện toàn luật bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ các mặt hàng đưa ra thị trường.
Nhà nước cần có những biện pháp mạnh tay hơn với hàng giả hàng nhái
Từ phía doanh nghiệp:
- Cần thắt chặt hệ thống quản lý và tiêu thụ hàng hóa, phải xem xét việc chống hàng giả, hàng nhái là trách nhiệm của mình. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, cần nhanh chóng gửi đơn khiếu nại để giải quyết triệt để vấn đề.
- Đầu tư hơn vào Marketing quảng bá thương hiệu để hướng người tiêu dùng sử dụng nhiều hàng thật hơn. Các loại “tem chống giả”…cần phải được phổ biến dấu hiệu phát hiện rộng rãi để người tiêu dùng có thể tự phân biệt hàng thật – hàng giả, có các biện pháp chống hàng giả hàng nhái
Từ phía người tiêu dùng:
- Cân nâng cao kiến thức và tinh thần cảnh giác khi mua hàng. Cần coi việc chống hàng giả hàng nhái là trách nhiệm của mình để phối hợp với doanh nghiệp và cơ quan chức năng cho chặt chẽ.
- Cần nghiên cứu về sản phẩm trước khi mua để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho bản thân và gia đình.
Hãy là một người tiêu dùng thông thái và có trách nhiệm
Trước tình trạng doanh nghiệp suy kiệt, người tiêu dùng hoang mang, inBrand cung cấp gói giải pháp chống hàng giả hàng nhái thông minh, toàn diện và chuyên sâu nhằm cung cấp những công cụ hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ về số hotline 0962 464 466 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: