Thực trạng hàng giả hàng nhái hiện nay có một số đặc điểm khác so với trước đây. Hàng giả, hàng nhái thông thường chỉ phát sinh khi hàng hóa sản xuất ra không đủ tiêu dùng, tức là các đối tượng làm giả, làm nhái đánh vào sự thiếu hụt của người tiêu dùng. Tuy nhiên khi quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng đã được cải thiện thêm một bước, thậm chí có nhiều mặt hàng cung đã vượt cầu thì hàng giả hàng nhái lại phát sinh và phát triển mạnh mẽ hơn, điều này phải chăng nằm ở khâu quản lý còn chưa tốt.
Hàng giả - Kẻ thù của doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hàng giả, hàng nhái hiện nay không chừa một mặt hàng nào, từ những sản phẩm thông thường như mỹ phẩm, quần áo, hàng hiệu, túi xách, xi măng…,những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như thuốc tân dược, rượu, thực phẩm chức năng…đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, mặt hàng cao cấp có giá trị lớn như phụ tùng xe máy, đầu VCD, DVD…, rồi cổ phiếu, tiền…Đến cả “tem chống giả” cũng bị làm giả, làm nhái. Thời gian xuất hiện hàng giả hàng nhái cũng nhanh hơn nhiều. Nếu trước đây khi doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm phải đến nửa năm sau mới có hàng giả thì bây giờ chỉ cần khoảng nửa tháng hàng giả, hàng nhái đã bán tràn lan ngoài thị trường.
Hàng giả, hàng nhái vẫn được bán tràn lan trên thị trường
Hàng giả, hàng nhái là kẻ thù của doanh nghiệp. Một mặt, doanh nghiệp mất thị phần tiêu thụ bởi mặt hàng này đã lừa được người tiêu dùng bằng giá bán thấp hơn (hoặc giá nào cũng bán). Theo đánh giá sơ bộ, tỷ lệ hàng giả tại thị trường chiếm khoảng 8% đối với dược phẩm, 25% đối với rượu mạnh…Mặt khác, uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính bị giảm sút mạnh. Cuối cùng, môi trường kinh doanh bị xâm phạm, trong khi cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng vốn là động lực của tăng trưởng thì giờ đây hàng giả, hàng nhái góp phần tiêu diệt cạnh tranh.
Hàng giả là kẻ thù của doanh nghiệp
Nói hàng giả, hàng nhái là kẻ thù của người tiêu dùng thật không sai. Người tiêu dùng chẳng những bị lừa mất tiền mà còn nhiều trường hợp “tiền mất tật mang”, còn nguy hại đối với sức khỏe và tính mạng con người.
Hàng giả là kẻ thù của người tiêu dùng, là nguyên nhân gây nên những tai nạn đáng tiếc trong sinh hoạt
Tình trạng hàng giả, hàng nhái như trên vẫn tiếp tục phát sinh, phát triển do nhiều nguyên nhân, không chỉ do bản thân những kẻ làm giả hám lợi, lừa đảo mà còn liên quan đến các chủ thể khác trên thị trường, đó là các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.
Các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, làm nhái trong nhiều trường hợp đã không muốn hoặc không dám công bố ồn ào do sợ sản phẩm khó tiêu thụ. Người tiêu dùng khi bị lừa xong mới biết là hàng giả, hàng nhái thì kẻ bán hàng đã lừa được rồi, hoặc khi phát hiện ra thì không tìm ra được người bán, chưa nói là tìm ra kẻ đã sản xuất nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Các cơ quan quản lý nhà nước tuy đã có Luật Sở hữu trí tuệ nhưng việc hướng dẫn thi hành còn quá chậm, việc thực thi từ các ngành, các cấp còn chưa được quan tâm.
Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để đối phó với hàng giả
Trong điều kiện hội nhập thì việc vi phạm sở hữu trí tuệ là vi phạm vào điều cấm của luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam. Việt Nam vẫn còn bị xếp vào danh sách các quốc gia có mức độ vi phạm nhiều nhất, sẽ phải đứng trước các vụ kiện vi phạm sở hữu trí tuệ từ khách hàng và các tổ chức quốc tế. Việc xử lý vi phạm luật Sở hữu trí tuệ còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe nếu đem so với lợi ích thu được từ hoạt động làm giả, làm nhái của các đối tượng làm giả hiện nay.
Để bảo vệ chính mình khỏi những ảnh hưởng từ vấn nạn làm giả, làm nhái, doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra cách để quản lý thông tin sản phẩm hiệu quả hơn. Inbrand – Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán này. Vui lòng liên hệ về số hotline 0962 464 466 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Có thể bạn quan tâm: