Nếu trước đây điện thoại di động giả chỉ hướng tới phân khúc bình dân do yếu tố thu nhập thì gần đây với mức độ làm giả làm nhái ngày càng tinh vi các dòng điện thoại cao cấp đã trở thành sản phẩm mà người tiêu dùng nên cảnh giác khi đưa ra quyết định mua sắm.
Một trong những mẫu điện thoại cao cấp đầu tiên bị tấn công phải nói đến Vertu, Mobiado. Mẫu điện thoại siêu sang bậc nhất thế giới bị làm làm nhái và rao bán công khai trên các trang rao vặt và diễn đàn với giá từ 1 – 20 triệu đồng. Thế nhưng sự thật là những chiếc Vertu thì không có cái nào dưới 5.000 USD (khoảng 100 triệu ) cũng như mẫu Mobiado cũng có giá không dưới 1.500 USD ( khoảng 30 triệu). Tất nhiên những sản phẩm này đều xuất xứ từ Trung Quốc, linh kiệm kém , chất liệu thô ráp,không tinh xảo, phần mềm ,phông chữ đều khác xa sản phẩm thật. Những chiếc điện thoại hàng hiệu dỏm này rất dễ phân biệt bằng mắt thường .
Theo thống kê tại thị trường Việt Nam, smartphone của Samsung và Apple chiếm tới 45% thị phần với các mặt hàng chính hãng, xách tay và cả hàng (Fake) nhái… Những dòng điện thoại giả , nhái hiện nay có mức độ tinh vi rất cao giống đến hơn 90% so với hàng thật, nhái từ chức năng đến ngoại hình đến thậm chí một số cửa hàng cũng từng mua nhầm.
Cụ thể một mẫu Galaxy giả được một chủ cửa hàng trên đường Hoàng Quốc Việt cho biết giống đến 96% vì có đầy đủ giấy tờ bảo hành TGDĐ, FPT… trùng IMEI khi check qua đầu số 6060 cũng ra hạn bảo hành chính hãng.
Không chỉ dừng lại ở đó, gần đây một thợ sửa điện thoại lâu năm cũng chia sẻ trên một diễn đàn về sự việc khi sửa 1 chiếc iPhone giả giống thật đến bất ngờ. Câu chuyện bắt đầu khi một khách hàng nữ đến sửa một cái iPhone 7Plus không có tín hiệu khi cho SIM vào. Đáng lẽ khi cầm lên tay sẽ nhận ngay ra thật giả vì nặng nhẹ khác biệt, nhưng lần này hoàn toàn không phát hiện được .Hình ảnh và chữ hiện ra trên màn hình sắc nét, màu sắc bên ngoài có hơi nhạt hơn chút nhưng mắt thường khó mà phân biệt được đến các viền kim loại và nút bấm cũng giống thật.
Hàng đống điện thoại làm giả làm nhái với ngoại hình sạch đẹp, mới toanh nhưng người tiêu dùng không hề biết các sản phẩm này tiềm ẩn hàng loạt rủi ro.
Mã độc – đặc điểm chung là gây hại cho người dùng nhắm đến tiền và tài chính. Tùy thuộc vào tính chất độc hại , khiến cho thông tin cá nhân bị đánh cắp dùng để tống tiền, tự cài đặt ứng dụng để âm thầm thực hiện các cuộc gọi và tin nhắn có phí cao mà chủ sở hữu không hề hay biết …
Kim loại nặng – các thiết bị nhái, giả hầu hết đến từ Trung Quốc chứa nhiều kim loại nặng độc hại như chì, cadimi… có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong khi đi vào cơ thể. Tại các vị trí người dùng hay chạm đến như cồng USB, khe SIM và các ốc vít có thể có nickel, một chất gây ra dị ứng nặng khi chạm phải.
Pin phát nổ - Pin chính hãng được sản xuất trên sự nghiên cứu của các chuyên gia bởi nó đảm bảo các tham số điện áp, cường độ phù hợp với điện thoại của bạn, việc tạo ra các điện áp quá mức có thể làm hỏng các chip bên trong thiết bị, làm pin bị quá nhiệt và gây phát nổ.
Giữa một mê hồn trận các phiên bản điện thoại như hiện nay, hàng giả có thể chen chân vào một cách dễ dàng. Điển hình cho việc này chính số liệu công bố gần đây tai Trung Quốc có tới 43,6% smartphone giả mạo có bề ngoài giống sản phẩm của Samsung. BlackBerry cũng chịu chung số phận khi mẫu được rao bán với dòng chữ hàng xách tay nhưng thực tế là hàng giả, ráp và xách từ... Trung Quốc. iPhone càng không phải nói đến, bởi ngay khi có một phiên bản mới ra đời thì tại Trung Quốc cũng có những chiếc ePhone, iFone, yPhone... không khác gì hàng thật.
Một số hãng điện thoại trong nước cũng tung ra nhiều phiên bản di động của riêng mình nhưng sau khi mổ xẻ chi tiết bên trong, người ta nhận thấy tất cả đều là của Trung Quốc 100% ngoại trừ cái... nhãn hiệu.
Do tâm lý người Việt chuộng giá hơn chất lượng, nên khi thấy các điện thoại nhìn “sang” nhưng có giá rẻ là thường quyết định mua ngay mà không cần biết chất lượng bên trong ra sao. Nhưng hãy nghĩ đến số tiền tiết kiệm sẽ chẳng là gì so với rắc rối mà một sản phẩm làm nhái, làm giả gây ra thậm chí chính tính mạng người sử dụng.
Lời khuyên cho người tiêu dùng là nên mua điện thoại ở những đại lý phân phối có uy tín, dù giá cao hơn nhưng chất lượng đảm bảo, và quan trọng là bạn không lo bị hớ, bị lừa, và bị mất tiền một cách oan uổng.
---------------
Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp
Hotline: 0962 464 466
Có thể bạn quan tâm: