Trước đây, chè là một trong những mặt hàng có lượng xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng làm “chè bẩn” của nhiều người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian gần đây đã khiến cho sản lượng xuất khẩu sụt giảm hẳn. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các doanh nghiệp Việt trong và ngoài ngành khi muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 130.000 ha là diện tích trồng chè, sản lượng xuất khẩu cũng đứng thứ 5 trên thế giới với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. So với các nước khác trong khu vực thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam thuộc diện thấp nhất, chỉ bằng 60 – 70% giá chè thế giới. Đây chính là hậu quả để lại của phòng trào làm “chè bẩn” tại một số tỉnh của nước ta ( Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái...) từ 7-8 năm về trước để bán cho thương lái Trung Quốc.
Những gói chè tưởng chừng rất thơm ngon, cánh chè xoăn và xanh ngắt được đưa qua đường tiểu ngạch Trung Quốc thực chất đã dùng cả phân lân, bùn đất trộn vào búp chè khi sơ chế. Chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà không lo đến hậu quả về sau chính là thói quen của nhiều người nông dân ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi thấy việc làm “chè bẩn” mang đến lợi nhuận cao nhiều người đã lao vào làm bất chấp hậu quả. Điều này khiến nhiều nhà máy hoạt động chân chính rơi vào khủng hoảng, sống lay lắt vì nguồn chè tươi bị thiếu hụt trậm trọng.
“Chè bẩn” không chỉ ảnh hưởng đến các nhà máy sản xuất chè ở Việt Nam mà còn khiến uy tín của chè Việt cũng bị tổn hại nặng nề sau bao thời gian và công sức gây dựng của doanh nghiệp chân chính.
Bên cạnh việc thiếu nguyên liệu sản xuất chè, doanh nghiệp chân chính còn liên tục gặp phải tình trạng ép giá khiến nguồn nguyên liệu nhập thất thường. Cụ thể là có những nhà máy để tên Việt Nam nhưng chủ Trung Quốc thu mua, giành giật nguyên liệu đầu vào bằng cách đẩy giá rất cao. Ví dụ, nhà máy trong nước mua 20.000 đồng/kg nhưng doanh nghiệp Trung Quốc mua với giá 30.000 đồng/kg khiến các nhà máy Việt Nam không xoay sở được.
Một vấn đề cũng tồn tại lâu năm trong ngành là việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón một cách tự phát, không tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm khiến ngnafh chè Việt Nam thiệt hại đến 1000 tỷ đồng/ năm.
Đứng trước thực trạng này, nếu không áp dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thì chắc chắn ngành chè Việt sẽ còn tụt dốc sâu hơn nữa. Sử dụng công nghệ blockchain tỏng nông nghiệp sẽ được nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiến hành trong thời gian tới với mong muốn minh bạch thông tin chuỗi cung ứng tới người tiêu dùng. Nếu thực hiện đúng và đủ toàn bộ quy trình an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu tới khâu phân phối thành phẩm, đây sẽ là giải pháp giúp ngành chè Việt khôi phục uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khả năng theo dõi, nhận diện một sản phẩm của doanh nghiệp bất kỳ. Nói dễ hiểu hơn, nó là khả năng tìm ra nguồn gốc của một loại sản phẩm hay thực phẩm có mặt trên thị trường với những thông tin như: tên sản phẩm, giá cả, tên doanh nghiệp, nguồn gốc nguyên liệu…Nười tiêu dùng có thể tự mình đánh giá về chất lượng sản phẩm thể thông qua thông tin về các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối.
Tem QR code truy xuất nguồn gốc là dạng mã vạch 2 chiều có thể được đọc bởi một máy độc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh và cài ứng dụng chuyên biệt để quét mã. Nó có khả năng theo dõi vòng đời của sản phẩm từ nguồn cung cấp nguyên liệu đến các khâu vận chuyển, chế biến và phân phối, từ đó người tiêu dùng có thể dễ dàng truy vết các thông tin liên quan đến sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ hay các đơn vị tham gia trong chuỗi cung ứng.
Với tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa của inBrand doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm với khách hàng và người tiêu dùng. Không chỉ thực hiện truy xuất nguồn gốc đơn thuần mà loại tem này còn được tích hợp cả tính năng của tem chống giả giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường. Đồng thời, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất.
Không chỉ ngành chè nên sử dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc thực phẩm mà các ngành khác trên thị trường cũng nên nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra nguồn gốc sản phẩm đối với người tiêu dùng và với chính doanh nghiệp sản xuất, phân phối. Mọi thắc mắc về tem QR code truy xuất nguồn gốc hàng hóa của inBrand, quý khách hàng liên hệ ngay theo hotline 095 356 2790 để được tư vấn trực tiếp, tận tình nhất.
Có thể bạn quan tâm