Theo đánh giá của Hiệp hội Bản quyền thế giới, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta đã đến mức báo động. Gần như không còn mặt hàng dân dụng nào là không bị làm giả, từ xe máy, hàng điện tử, điện lạnh đến mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm…
Hàng giả hàng nhái - Vấn đề không chỉ của riêng ai
Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam – Đỗ Thanh Lam nhận định: Thực trạng hàng giả hàng nhái hiện nay và vi phạm sở hữu nhãn hiệu vẫn đang tiếp tục có những diễn biến gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Các mặt hàng tiêu thụ nhiều, có giá trị, có thuế suất cao thường bị làm giả. Đáng lo ngại, hiện nay ngoài hàng giả, hàng nhái 100% mẫu mã, kiểu dáng còn có một số biến tướng khác là hàng dán 100% tem nhãn của một số hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng hoặc hình thức mẫu mã gần giống khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt .
Ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc công ty VNPOFOOD cho biết, sản phẩm dầu gấc Vinaga sau khi ra đời 3 – 4 năm thì có rất nhiều hàng giả, hàng nhái và hiện có tới hơn 30 loại tương tự, dễ gây nhầm lẫn. Còn theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc – đại diện Công ty Pentax Việt Nam thì trong năm vừa rồi, có nhiều vụ cháy nhưng sản phẩm dùng để phòng cháy chữa cháy hầu như không phải hàng chính hãng, có đến hơn 80% sản phẩm chính hãng bị làm nhái.
Nhận thức của doanh nghiệp trong bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều vấn đề
Thực tế, hệ thống pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ tương đối tiên tiến, nhưng cái thiếu là việc thực thi. Những đối tượng làm hàng giả, hàng nhái rất hiểu luật, họ không dại gì làm sản phẩm y hệt vì sẽ bị xử phạt mà thay vào đó lách luật bằng việc thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, các doanh nghiệp hàng năm được cấp phép đăng ký kinh doanh ở cấp Bộ là 500.000 doanh nghiệp, chưa kể hộ kinh doanh các thể (có thể lên đến 7 triệu hộ) nhưng văn bằng bảo hộ cấp ra mới có 200.000 văn bằng/ năm. Con số này cho thấy mức độ nhận thức của doanh nghiệp trong việc tham gia bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều vấn đề, chưa thực sự nhận thức được nhãn hiệu chính là tài sản của họ nên nhiều khi bỏ qua vấn đề này. Công tác tuyên truyền thời gian vừa qua được làm nhiều nhưng chưa đủ.
Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ mình, trước hết là chủ động đề xuất với cơ quan chức năng về việc mình bị vi phạm, cần đa dạng hơn trong việc giải quyết các tranh chấp, nếu “ngại” tòa án thì có thể tìm đến trọng Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
---------------
Hotline: 0962 464 466
Có thể bạn quan tâm: