Càng ngày, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam càng đáng báo động với việc thực phẩm Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường. Cùng tìm hiểu xem, đó là những loại thực phẩm nào và cách nhận biệt nhé !
Thực phẩm giả gây hoang mang người tiêu dùng
Gạo giả
Gạo là loại thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của người châu Á. Vài năm trước, truyền thông Singapore đã đưa tin về một loại gạo giả được phát hiện ở Thiểm Tây (Trung Quốc) khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
Gạo giả sau khi nấu
Theo đó, loại gạo này được làm từ hỗn hợp khoai tây, khoai lang, bổ sung thêm polime để tăng thêm độ cứng – sau đó được đúc thành hình giống nguyên si với hạt gạo thật. Các chuyên gia nhận định, gạo giả gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người bởi nhựa polime rất khó tiêu.
Gạo giả
Cách nhận biết: Gạo giả thường có hạt nhỏ và dài hơn gạo thật, khi ngâm vào nước trong một thời gian sẽ trương và nổi. Đặc biệt, sau khi rang lên chảo, gạo giả dưới sức nóng sẽ chảy ra còn gạo thật sẽ chín và có mùi thơm đặc trưng.
Ruốc thịt
Ruốc thịt hay còn gọi là chà bông là mặt hàng được nhiều người ưa thích vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng vì chút lợi ích trước mặt mà không ngần ngại sử dụng bã sắn dây cùng bột ngọt, hương liệu, chất tạo màu…để “biến hóa” thành ruốc xịn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, việc ăn bã sắn dây sẽ làm cảm trở hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Trẻ em khi ăn phải chất này sẽ giảm hấp thu canxi, kẽm…dẫn tới suy dinh dưỡng.
Ruốc giả
Cách nhận biết: Đặc điểm của loại ruốc thịt giả là chúng có màu nhạt, khi cho vào nước sẽ nhanh chóng bị nhũn ra và bị bay màu. Sợi ruốc to tròn và cũng không được tơi xốp như ruốc thật. Khi ăn, chúng có vị bột ngọt và hương liệu chứ không có vị ngọt của thịt và đặc biệt là rất dai.
Mực, bạch tuộc là cao su
Mực gia công được làm vô cùng tinh vi khi có hình dáng, màu sắc, độ dai và mùi vị giống y như mực thật.
Mực giả
Cách nhận biết: Mực và bạch tuộc “cao su” có kích thước nhỏ, có thể tách phần đuôi được gắn một cách khá dễ dàng. Khi sờ vào có cảm giác đàn hồi của cao su chứ không hề mềm như hàng thật. Phần râu của loại mực giả không được quăn tự nhiên và khi cho vào trong nước phần trắng bao phủ lên đồ giả sẽ mất đi, lộ ra mực làm bằng cao su chính hiệu. Khi nướng chúng không có mùi thơm mà có mùi khét của cao su bị cháy.
Thịt bò làm từ thịt lợn sề
Thịt bò giả được làm từ thịt lợn sề, đây là loại thực phẩm không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Đáng lo ngại là chúng rất khó phát hiện đối với người không có kinh nghiệm. Thịt bò giả được làm từ thịt lợn chết đã lâu sau đó tẩm ướp hóa chất độc hại, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể con người.
Thịt giả
Cách nhận biết: Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm còn thịt giả cho dù được tưới màu vãn sẽ nhạt hơn. Thớ thịt bò thật rất nhỏ và dài, phần mỡ có màu vàng nhạt trong khi thịt giả thớ to, ngắn, lớp mỡ màu trắng.
Thịt bò giả
Thịt bò thật khi ấn vào có độ đàn hồi, hơi dẻo và khô, thịt bò giả mềm và dính, đôi khi có thể sẽ bám cả phẩm màu vào tay. Khi thái ra sẽ thấy rõ ràng màu sắc bên trong và bên ngoài của miếng thịt hoàn toàn khác nhau.
Trứng gà giả
Trứng gà giả
Cách nhận biết: Trứng giả có kích thước gần như trứng thật nhưng lớp vỏ không được mịn màng. Khi lắc trứng thật sẽ không bị rung lắc còn trứng giả sẽ cảm nhận được sự rung lắc. Khi đập ra, trứng giả có lòng trắng ít hơn, ngoài ra còn có mùi lạ của hóa chất, còn lòng đỏ có màu vàng, bị vỡ ra tan ngay vào lòng trắng.
Trứng giả sau khi luộc
Thịt cừu giả
Thịt là một nguồn cung cấp protein rất dồi dào và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Chỉ với những hóa chất công nghiệp đơn giản như gelatin, phẩm đỏ hay nitrat kết hợp với thịt chuột, chồn hay thịt cáo …là các đối tượng làm giả đã tạo ra được những miếng thịt cừu giả để bán ra thị trường.
Cách nhận biết: So với thịt thật, thịt cừu giả có lớp mỡ rất dễ tách ra bằng đũa thông thường, vì vậy chỉ cần lưu ý một chút là có thể chọn ra loại thịt thật rồi.
Có thể bạn quan tâm: