Những năm vừa qua, thị trường phân bón dần bị rơi vào tình trạng nhiễu loạn bởi các loại hàng giả, hàng kém chất lượng.
Phân bón giả gây nhiễu loạn thị trường
Phân bón đóng một vai trò rất quan trọng trong việc canh tác trồng trọt của người nông dân. Xét về mặt đầu tư, tiền mua phân bón luôn chiếm từ 40% - 40% tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do lợi nhuận lớn và khâu kiểm soát chưa chặt chẽ nên nhiều năm qua các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng dần trà trộn vào thị trường gây nhiễu loạn. Đến cuối cùng, nông dân chính là những người từng ngày phải gánh chịu thiệt hại từ loại mặt hàng này.
Người nông dân phải gánh chịu tác hại của phân bón giả
Nguyên nhân của việc người dân bị mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng một phần do những đại lý kinh doanh thường xuyên được các đối tượng tiếp thị với mức chiết khấu cao, có khi lên đến 50%.
Cả nước có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón với sản lượng sấp xỉ 15 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ riêng 9 tháng đầu năm ngoái, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý gần 1.500 vụ vi phạm trong lĩnh vực này. Nhìn rộng hơn, phân bón giả, kém chất lượng đã khiến cả nền kinh tế thiệt hại mỗi năm khoảng 60.000 tỷ đồng.
Ngày 9-5, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị TP HCM tiến hành tịch thu và tiêu hủy khoảng 22 tấn phân bón giả và 1 tấn chất tạo đất không truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây là số lượng phân bón thu giữ được từ các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón vi phạm trên địa bàn TP HCM.
22 tấn phân bón giả được mang đi tiêu hủy
Cụ thể hơn, có 21 tấn phân bón thu giữ của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu ASIA vi phạm ngày 18/11/2016, 700kg phân bón tịch thu của Công ty TNHH phân bón Kiến Vàng ngày 23/11/2016 và 1 tấn chất tạo đất thu giữ tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Song Nam ngày 14/10/2016. Tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy là hơn 300 triệu đồng.
Tiêu hủy phân bón giả
Trong quá trình tiêu hủy, hàng ngàn bao tải chứa phân bón đã được tiêu hủy bằng cách bóc tách, tưới nước sau đó đưa vào khu xử lý. Được biết, trong tháng 3 năm 2017, Chi cục Quản lý thị trường TP đã kiểm tra 12 vụ sản xuất kinh doanh phân bón, trong đó 10 vụ vi phạm về các hành vi như: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhãn hàng hóa ghi không đúng với thực tế, nhãn ghi không đủ thông tin bắt buộc, hàng hóa vi phạm hơn 6.500 đơn vị sản phẩm phân bón các loại. Ngoài ra, còn có các vi phạm trong kinh doanh phân bón như không xếp lên kệ mà để phân bón tiếp xúc trực tiếp với nền xi măng…
Hình ảnh tại 1 cơ sở phân bón giả
Việc các sản phẩm phân bón giả vẫn còn tồn tại trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến người nông dân mà ngay cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón chân chính cũng chịu thiệt hại.
Để đối phó với vấn nạn này một cách toàn diện và triệt để, Inbrand đã đưa ra một giải pháp chống hàng giả thông minh, bảo vệ thương hiệu thông minh cho doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ về số hotline 0962 464 466 để nhận được tư vấn cụ thể nhất về giải pháp này.