Tại Việt Nam, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, làm giả mẫu mã, kiểu dáng để thu lợi nhuận không còn là chuyện xa lạ, thậm chí đang ở mức báo động đỏ. Tìm được sản phẩm không bị sao chép còn khó hơn lên trời, từ dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, điện gia dụng, phụ tùng xe…tất cả đều đứng trước nguy cơ sống chung với hàng giả, hàng nhái.
Không hề có biểu hiện dừng lại, thực trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả hàng nhái đang diễn biến ngày càng phức tạp, làm xấu đi môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, gây mất kiểm soát doanh thu của các doanh nghiệp chân chính.
Trong 1 năm, tỉ lệ thống kê những mặt hàng, ngành nghề bị làm giả đều tăng theo cấp số nhân. Các mặt hàng có lượng tiêu thụ cao, lãi suất ổn định sẽ là những nạn nhân đầu tiên để hàng giả nhắm tới. Điều đáng lo ngại bây giờ là ngay cả các cơ quan chức năng thường xuyên đi kiểm tra thị trường cũng khó có thể phân biệt đâu là hàng chính hãng, đâu là hàng giả với mắt thường. Trình độ, kĩ thuật làm giả của các cơ sở phi pháp ngày càng tinh vi, hàng giả giống hàng thật như hai giọt nước. Đến những người trong nghề còn khó phân biệt thì làm sao người tiêu dùng đủ tỉnh táo để chọn đúng sản phẩm chính hãng.
Ông Nguyễn Công Suất – Giám đốc công ty VNPOFOOD cho biết, sản phẩm dầu gấc Vinaga của công ty sau khi ra đời 3 – 4 năm thì có rất nhiều hàng giả, hàng nhái và hiện có tới hơn 30 loại tương tự, dễ gây nhầm lẫn cho người mua. Còn theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc – Đại diện Công ty Pentax Việt Nam thì trong năm vừa rồi, có nhiều vụ cháy nhưng sản phẩm dùng để phòng cháy chữa cháy hầu hết không phải là hàng chính hãng, có đến 80% sản phẩm bị làm nhái.
Trong luật kinh doanh của Việt Nam, không thiếu những điều luật riêng dành cho từng trường hợp, tuy nhiên chế độ xử phạt đang còn quá nhẹ thêm vào đó có những kẽ hở mà gian thương có thể lách luật khiến cho việc quản lý xử phạt các trường hợp vi phạm trở nên khó khăn hơn.
Việc nhận thức về bảo hộ thương hiệu đối với những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng bán lẻ vẫn đang gặp nhiều vấn đề. Đa phần trong số họ đều chưa ý thức được hậu quả sâu xa nếu không chủ động trong việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc triển khai các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái cho sản phẩm.
Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, hàng năm các doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh ở cấp Bộ là khoảng 500.000 doanh nghiệp, chưa kể hộ kinh doanh cá thể ( có thể lên đến 7 triệu hộ) tuy nhiên văn bằng bảo hộ cấp ra mới chỉ có 200.000 văn bằng/ năm. Con số này cho thấy mức độ nhận thức của doanh nghiệp trong việc tham gia bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều vấn đề, nhiều khi bị bỏ qua.
Để có thể tồn tại trên thị trường mà không bị hàng giả, hàng nhái làm cho lung lay, doanh nghiệp cần phải dựng lên những rào chắn thật kiên cố cho mình. Có rất nhiều cách để tự vệ, đó có thể là đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cho đầy đủ tính pháp lý, hoặc dán tem chống giả lên từng sản phẩm để hỗ trợ người tiêu dùng trong quá trình tìm mua sản phẩm của công ty mình. Cho dù là cách nào thì vẫn cần ở doanh nghiệp sự quyết tâm và nghiêm túc trong tư duy và hành động.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp tem nhằm giúp doanh nghiệp gia tăng sự nhận diện thương hiệu hoặc đơn giản là tạo ra một kênh kết nối chung giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Hai loại tem đang được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, gần như bao quát trên tất cả các loại mặt hàng là tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa và tem chống giả. Cả hai loại tem này đều có tại inBrand.
Với tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, doanh nghiệp có thể:
- Kiểm kê hàng hóa thông minh, nhanh chóng, tiết kiệm rất nhiều thời gian và nhân lực.
- Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được truy xuất thông tin một cách đầy đủ nhất như: thông tin doanh nghiệp sở hữu, nhà sản xuất, thông tin chi tiết mã vạch, tên, hình ảnh, và giá sản phẩm.
- Giúp thông tin về sản phẩm trở nên sống động hơn, không bị phụ thuộc vào sự hạn chế thông tin trên bao bì.
- inBrand hỗ trợ doanh nghiệp quản lý những thông tin cung cấp cho người dùng. Doanh nghiệp sẽ được cung cấp một tài khoản quản trị với các chức năng như :Tùy chỉnh thông tin sản phẩm, trả lời bình luận người tiêu dùng trên app inBrand, nhận dữ liệu thống kê về sản phẩm: số lượt quét/ thích/ bình luận sản phẩm. Từ đó phân tích nhu cầu thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp.
>>> Giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa Inbrand: Lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp
Còn với tem chống hàng giả QR code, doanh nghiệp nhận được những lợi ích sau:
- Giải pháp tem chống giả và truy xuất nguồn gốc QR code giúp doanh nghiệp chống giả một cách hiệu quả với 3 lớp mã hóa bảo vệ, hạn chế tối đa nguy cơ bị sao chép bởi các cơ sở làm ăn phi pháp.
- Cho phép sản phẩm đã gắn tem chống giả QR code của doanh nghiệp được truy xuất thông tin bởi người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể truy xuất thông tin sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng trên nhiều kênh: SMS, App, Website.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn các thông tin truyền tải đến người tiêu dùng để phục vụ các mục đích marketing khác nhau.
- Khi người tiêu dùng quét sản phẩm có dán tem chống giả điện tử Inbrand, ứng dụng Inbrand sẽ ngay lập tức cảnh báo cho họ sản phẩm có phải chính hãng hay không, đồng thời lưu vào hồ sơ quản lý của nhà sản xuất. Hồ sơ này sẽ hiển thị vị trí và số lượng hàng giả được quét, từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm biện pháp xử lý, ngăn chặn.
- Chi phí phù hợp với quy mô, khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, công ty trên cả nước.
- Hệ thống có thể tích hợp thêm các phần mềm quản lý kho và quản lý bán hàng.
>>> Doanh nghiệp nên dùng loại tem chống giả nào để bảo vệ thương hiệu ?
Đơn giản cho người tiêu dùng, dễ dàng cho doanh nghiệp là tất cả những gì nói về những con tem công nghệ cao. Mọi thắc mắc về dịch vụ của inBrand, quý khách hãy liên hệ về số hotline 094 356 2790 để được tư vấn chi tiết nhất.
Có thể bạn quan tâm