Bên cạnh những doanh nghiệp đang phải đau đầu tìm cách giải quyết vấn đề “tràn hàng” thì còn có rất nhiều doanh nghiệp chưa hề biết tới khái niệm này nên chưa nhận thức được lỗ hổng trong phân phối đề khắc phục.
“Tràn hàng” là tình trạng các đại lý tự ý phân phối hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp đến cửa hàng, đại lý khác mà không được sự đồng ý của doanh nghiệp. Tình trạng này xảy ra do chính sách giá hay chính sách khuyến mại của doanh nghiệp áp dụng với mỗi đại lý khác nhau dẫn đến nhiều điểm bán không hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp mà hợp tác với những đại lý mà doanh nghiệp phân phối giá thấp để lấy hàng.
“Tràn hàng” đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng suy yếu. Vậy, “tràn hàng” nguy hiểm đến mức nào ?
Khi đại lý trong một khu vực bán được lượng lớn sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đánh giá đó là một thị trường có mức tiêu thụ tốt. Việc đại lý thuộc khu vực được hưởng chính sách giá thấp nhập thật nhiều hàng từ doanh nghiệp để bán lại cho các đại lý khác có thể khiến doanh nghiệp nhầm tưởng rằng sản phẩm của mình đang đáp ứng đúng thị hiếu khách hàng khu vực đó. Hậu quả là nhà quản lý đưa ra những chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất và thông điệp truyền thông thiếu chính xác.
Nếu phân phối sản phẩm đến những điểm bán mà tại đó người tiêu dùng không có nhu cầu hoặc rất ít người có nhu cầu thì coi như doanh nghiệp đã thất bại trong kinh doanh.
Doanh nghiệp thì “điêu đứng” còn đại lý phân phối lại nghiễm nhiên được hưởng lợi từ tràn hàng. Việc các đại lý “bắt tay” với nhau để hưởng mức giá chênh lệch khiến cho lượng hàng hóa của doanh nghiệp thất thoát ngày một lớn hơn. Đánh giá sai thị trường khiến chi phí truyền thông tăng lên mà doanh thu bán hàng không thể cải thiện. Hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng không có khách mua, dẫn đến ứ đọng, tồn kho, cuối cùng phải bán ra với giá rẻ hơn để thanh lý.
Doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí với mong muốn tiếp cận đúng khách hàng, thu về nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu việc định hướng và đưa ra chiến lược bị sai lệch ngay từ khâu xác định mục tiêu thì dù đầu tư bao nhiêu chi phí đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng không thể đạt được điều mình thực sự cần.
Tình trạng tràn hàng diễn ra ngày càng phổ biến, mạng lưới càng nhiều kênh phân phối thì doanh nghiệp càng khó quản lý. Vậy tại sao những doanh nghiệp lớn vẫn hoạt động hiệu quả, phải chăng họ không gặp phải hiện tượng này ? Làm cách nào mà họ có thể quản lý tràn hàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí ? Đây chắc hẳn là dấu hỏi mà nhiều nhà quản trị muốn có lời giải đáp.
Làm cách nào mà các doanh nghiệp lớn có thể quản lý tràn hàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí
Thực tế, rất ít doanh nghiệp phân phối tránh được tình trạng tràn hàng. Tuy nhiên những doanh nghiệp lớn thay vì sử dụng những phương án thủ công để khắc phục thì họ áp dụng công nghệ thông minh, hiện đại để quản lý. Tem chống tràn hàng QR code đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng lựa chọn làm chìa khóa cho bài toán này.
Tem chống tràn hàng QR code là giải pháp sử dụng hình thức mã hóa dữ liệu cho từng mặt hàng mà doanh nghiệp phân phối bằng QR code. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lượng hàng hóa phân phối tới các đại lý bằng phần mềm và hệ thống do Inbrand cung cấp. Đây là loại tem chống tràn hàng vô cùng hiệu quả và linh hoạt.
Sử dụng tem chống tràn hàng QR code Inbrand giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi đến từng mã sản phẩm khi xuất đến từng điểm bán, giám sát toàn bộ quá trình phân phối sản phẩm qua một tài khoản quản lý và các điểm phân phối trên hệ thống. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá chính xác mức độ tiêu thụ hàng hóa tại từng khu vực để đưa ra chiến lược truyền thông, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Inbrand không chỉ là một giải pháp hoàn hảo để kiểm soát tình trạng tràn hàng mà còn giúp nhà sản xuất ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và tạo uy tín cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp quan tâm đến giải pháp này, hãy gọi về số hotline 094 356 2790 để Inbrand có cơ hội được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
Giải pháp của Inbrand: