Hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩp và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Dưới đây là một số quy định trong luật chống hàng giả hàng nhái tại Việt Nam và tư vấn chống hàng giả cho người tiêu dùng.
Tư vấn chống hàng giả, người tiêu dùng cần chú ý gì khi mua hàng ?
Điều 3 Khoản 8 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung quy định:
“Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 gồm:
“1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”.
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
Khoản 9 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định: “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.
Nếu phân loại thì hàng giả có 4 loại:
- Giả về chất lượng và công dụng.
- Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ.
- Giả mạo các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa.
+ Giả về chất lượng và công dụng: Là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.
+ Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Là hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.
+ Giả mạo về sở hữu trí tuệ: Là hàng hóa, bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
+ Các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả: Gồm các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, ten chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Thông thường, hàng giả có chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên.
Tư vấn chống hàng giả, người tiêu dùng cần chú ý gì khi mua hàng hóa
Tư vấn chống hàng giả, người tiêu dùng cần chú ý gì khi mua hàng ?
Trước khi mua hàng, người tiêu dùng cần nắm bắt các thông tin về sản phẩm mà mình cần mua thông qua người xung quanh hoặc qua các phương tiện thông tin, thông qua nhà sản xuất và các cơ quan chuyên môn. Người mua nên đến những cửa hàng, siêu thị lớn, nơi bán hàng có đăng ký kinh doanh hợp pháp, có uy tín với người tiêu dùng.
Khi mua hàng hóa cần đọc kỹ các thông tin ghi trên sản phẩm, đặc biệt chú ý đến nhãn mác, trên nhãn hàng hóa pháp luật bắt buộc nhà sản xuất phải in đầy đủ, chính xác: tên hàng hóa, địa chỉ nơi sản xuất, nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa. Đối với từng loại hàng hóa riêng biệt mà pháp luật còn quy định các nội dung bắt buộc khác, ví dụ như: thực phẩm phải có ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần cấu tạo, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt…Nếu hàng hóa không có đầy đủ các nội dung bắt buộc đó thì khả năng cao là hàng giả hoặc hàng không đảm bảo chất lượng, nhập lậu…
Khi mua hàng, người tiêu dùng cần yêu cầu người bán hàng xuất hóa đơn cho mình. Hóa đơn bán hàng là một trong những chững cứ quan trọng trong trường hợp người tiêu dùng muốn bảo vệ quyền lợi của mình.
Vì một số loại hàng hóa trong quá trình sử dụng mới phát hiện là hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng hoặc lỗi do nhà sản xuất nên khi sử dụng, người dùng nên giữ lại bao bì, hướng dẫn sử dụng, phiếu bảo hành , hóa đơn. Những giấy tờ này sẽ là chứng cứ bảo vệ người tiêu dùng.
Hàng giả hàng nhái ngày càng tinh vi
Ngày nay, hàng giả ngày càng được sản xuất rất tinh vi, gần như giống hệt với hàng thật nên rất khó phân biệt. Mỗi loại sản phẩm có các cách nhận biết khác nhau, các nhà sản xuất luôn đưa ra các dấu hiệu để phân biệt với hàng giả, tuy nhiên ở mỗi thời điểm nhà sản xuất cũng thay đổi mẫu mã sản phẩm, tư vấn chống hàng giả người tiêu dùng nên trang bị kiến thức. biết được các dấu hiệu sản phẩm làm giả nhái.
Inbrand – Giải pháp tạo ra sự kết nối thông tin giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng
Hiện nay, mã số mã vạch đã được triển khai tại các nước trên thế giới và đang là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp quản lý và kiểm soát sự lưu thông của hàng hóa. Inbrand cung cấp một giải pháp tem điện tử thông minh giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, thông tin sản phẩm một cách dễ dàng, chính xác. Việc áp dụng mã số mã vạch không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm mà còn giúp người tiêu dùng phân biệt thật – giả khi mua hàng, đồng thời cơ quan quản lý kiểm soát được tình hình thị trường để có những phương án đối phó kịp thời.
Giải pháp Inbrand mang đến cho nhà sản xuất một công cụ xây dựng và bảo vệ thương hiệu hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tích hợp trên website của mình một kênh tương tác với người dùng cuối, nhờ đó ngay sau khi người dùng kiểm tra mã sản phẩm, nhà sản xuất có thể cung cấp thêm các thông tin khác như: danh mục sản phẩm, chương trình khuyến mại…
Để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với mô hình doanh nghiệp, khách hàng vui lòng liên hệ về số hotline 096 246 4466. Inbrand rất hân hạnh được phục vụ !
---------------
Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp
Hotline: 0962 464 466
Có thể bạn quan tâm: