Thời gian gần đây, khoa thận thuộc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị suy thận do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Trung tâm chống độc cũng tiếp nhận hàng loạt ca ngộ độc chì trong thuốc nam.
Nhiều tai nạn vì thuốc nam
Bác sĩ Nghiêm Trung Dũng, khoa thận – tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, trung bình mỗi tháng khoa tiếp nhận từ 3-4 người bệnh bị suy thận cấp do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Thường những người bệnh này tiên lượng rất khó khăn, phụ thuộc vào tình trạng nhiễm độc của người bệnh. Có bệnh nhân nhiễm độc nhẹ, được thải độc thì hết suy thận, nhưng cũng có những người nhiễm độc nặng dẫn tới suy đa tạng, điều trị rất khó khăn, tốn kém, nếu cứu được thì cũng bị di chứng nặng nề từ suy thận mãn…
Theo bác sĩ Dũng, hiện nay không ít người sử dụng tùy tiện thuốc nam, thuốc đông y, con vật, lá cây có trong tự nhiên dẫn đến bị ngộ độc, suy thận, suy đa tạng…Phần lớn người bệnh ngộ nhận những loại thuốc từ lá cây, thuốc từ động vật là “lành và mát”, nếu không chữa được bệnh thì cũng không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, đó là những suy nghĩ sai lầm.
Theo thống kê của Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 2011 – 2016, trong số gần 2.800 trẻ em đến khám tại trung tâm nghi ngộ độc chì thì có gần 900 em có chì máu cao hơn ngưỡng an toàn của Việt Nam ( trên 100mcg/dL), trong số này đã có 2 em tử vong.
Tháng 1/2017, qua xét nghiệm trên 100 trẻ đã dùng thuốc cam – loại thuốc trị tưa lưỡi, biếng ăn, ở Bắc Giang có 100% các cháu nhiễm chì, gần 1/2 trong số đó có chì máu vượt ngưỡng an toàn của VN.
Ông Phạm Duệ - nguyên giám đốc Trung tâm chống độc cho biết, nguồn gốc của chì ở các người bệnh nhiễm chì bao gồm cả người dùng thuốc cam, thuốc cam trôi nổi.
Tháng 3 vừa qua, Trung tâm chống độc cũng điều trị cho một phụ nữ ở Hà Nội bị liệt tứ chi sau hai tháng sử dụng thuốc nam bán rong. Hàm lượng chì trong máu của người bệnh và hàm lượng chì trong mẫu thuốc cam người bệnh dùng đều ở mức rất cao, trong đó chì của mẫu thuốc nam lên tới 2,59%.
Các loại thảo dược là sản phẩm được ưa chuộng bị làm giả rất nhiều, trong đó có nhân sâm, linh chi, hà thủ ô…
Phần lớn sâm trên thị trường được nhập từ Trung Quốc, bị tách chiết gần hết hoạt chất. Sâm loại này nhìn bên ngoài không có vẻ tươi và mỡ màng. Do được tẩm ướp để làm giả vị ngọt, miếng sâm sẽ có vị ngọt, thậm chí ngọt như khoai lang nướng, bề ngoài miếng sâm bóng mướt.
Trên thị trường ngoài dược liệu nhiễm độc, còn có tình trạng nhầm loại và sai loại như: Ý dĩ, hoài sơn, hồng hoa, tuyết trắng…Huyết đăng thật có vân tròn, huyết đằng giả vân có hình rẻ quạt, hay hạt ý dĩ giả nhỏ hơn hạt ý dĩ thật. Hoài sơn dạng phiến thì dễ làm giả bằng củ mì, hay cam thảo gần đây cũng bị tách chiết gần hết hoạt chất trước khi ra trường.
Ông Bùi Thanh Tùng (Cục Quản lý y dược cổ truyền) cho hay nhiều loại dược liệu có hình thức giống nhau, nhưng dược liệu muốn đạt chất lượng thì phải chuẩn từ quy trình thu hại, chế biến đến bảo quản…Nếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm có khi cũng không phân biệt được chính xác thật – giả, nên người tiêu dùng trước hết cần phải chọn mua sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín. Không nên sử dụng tùy tiện thuốc nam, dược liệu mà nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp.
Hotline: 0962 464 466
Có thể bạn quan tâm: