CHIA SẺ THÔNG TIN

Đối phó với hàng giả, khó khăn vẫn nằm ở doanh nghiệp

27/05/2017

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến bảo vệ thương hiệu của mình và chưa tích cực chống hàng giả, hàng nhái vì lo ngại điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu và tác động đến tâm lý người tiêu dùng.

Chống hàng giả, hàng nhái khó khăn vẫn nằm ở doanh nghiệp

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất uy tín đang phải đau đầu để đối phó với nạn hàng giả, hàng nhái. Các báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy, hàng giả không chỉ được sản xuất trong nước mà còn có đường dây kết nối làm giả từ nước ngoài.

Rất nhiều đối tượng đã “đặt hàng” làm nhái, làm giả ở Trung Quốc sau đó gắn mác hàng Việt Nam và chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Thống kê của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã khiến không ít doanh nghiệp giật mình vì lượng hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguôn gốc nước ngoài chiếm đến hơn 60% trong khi trong nước chỉ là hơn 30%.

Ảnh hưởng của hàng giả hàng nhái không chỉ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, triệt tiêu động lực sáng tạo của các doanh nghiêp mà còn làm giảm uy tín thương hiệu. Cuối cùng, chính người tiêu dùng lại phải trả một cái giá không đúng với giác trị thực của sản phẩm đó.

Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn nạn hàng giả

Nhìn ra các doanh nghiệp nước ngoài có thể thấy, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có bộ phận tự đánh giá, kiểm tra hàng hóa của mình trên thị trường. Bởi trên thực tế, hơn bất cứ ai chỉ có doanh nghiệp mới biết rõ về sản phẩm này, sản phẩm kia đang bày bán có phải của minh hay đã bị giả, bị nhái.

Còn ở nước ta, từ trước đến nay doanh nghiệp đều có thói quen cứ đưa ra thị trường, đưa đến tay các nhà phân phối, nhà bán lẻ là xong chứ chưa có ý thức chủ động quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát lưu thông sản phẩm trên thị trường. Đa số chỉ đến khi vụ việc làm giả, làm nhái bị người tiêu dùng và các cơ quan chức năng phát giác thì doanh nghiệp mới biết.

chong-hang-gia-2Nhiều doanh nghiệp cũng không thể phân biệt sản phẩm của mình với hàng giả

Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến bảo vệ thương hiệu của mình, chưa tích cực chống hàng giả vì lý do sợ làm ảnh hưởng đến doanh thu, mất uy tín sản phẩm, ảnh hưởng tới tâm lý mua hàng của người dùng.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì khó khăn nhất trong việc chống hàng giả hiện nay nằm ở chính bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa biết tự bảo vệ mình, bảo vệ sản phẩm của mình trên thị trường.

Tuy nhiên, hiện rất nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để tự điều tra hàng giả, hàng nhái trên thị trường cũng như thành lập bộ phận riêng, thuê luật sư, đại diện sở hữu trí tuệ đến thực hiện việc giám định hàng hóa.

Cần giải pháp gì để phòng chống hiệu quả vấn nạn hàng giả, hàng nhái

Doanh nghiệp cần làm gì để đối phó hàng giả

Trước tiên, doanh nghiệp phải tự biết bảo vệ chính mình, cần phải am hiểu về luật pháp. Khi sản xuất ra một sản phẩm, việc đầu tiên nên làm là đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ. Sau đó chú ý đến việc dán tem chống giả để đưa ra thị trường sản phẩm có đầy đủ “áo giáp” về mặt pháp lý.

Thực tế, có một số doanh nghiệp khi biết lực lượng quản lý thị trường bắt được hàng làm giả, làm nhái còn ngỡ ngàng chưa biết đó có phải hàng giả hay không. Tức là bản thân doanh nghiệp cũng không xác định được hàng hóa đó thì thử hỏi làm sao các cơ quan chức năng và người tiêu dùng có thể xác định được.

Để quản lý, nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp mình được chính xác cũng như giúp người tiêu dùng có thêm công cụ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm thật – giả tốt hơn, các doanh nghiệp nên áp dụng thêm công nghệ mã số, mã vạch. Đây là một trong những giải pháp hàng đầu hiện nay trong việc đối phó với vấn nạn làm giả, làm nhái. Để biết thêm thông tin về giải pháp này, doanh nghiệp có thể liên hệ với Inbrand theo số hotline 0962 464 466. Inbrand sẽ nghiên cứu, tư vấn và cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp chống giả toàn diện, phù hợp nhất với đặc thù mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Giải pháp công nghệ chống hàng giả Inbrand

Về lâu dài, doanh nghiệp nên có phòng pháp chế riêng, có luật sư riêng cũng như đội ngũ khảo sát thị trường nhằm nhanh chóng phát hiện ra các sản phẩm nhái hàng mình trên thị trường và phản ánh với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Đồng thời, nên tham gia vào các hiệp hội như Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội chống giả và bảo vệ thương hiệu…nhằm tận dụng tối đa sự hộ trợ của các hiệp hội và chính phủ.


098 152 5445