Chúng ta luôn có tâm lí đề phòng với các loại hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng rồi sẽ ra sao nếu những loại quả đó đội lốt “đặc sản” Việt để đến tay người tiêu dùng.
“Nhái” hàng Việt bán giá cao
Những trùm nho chín mọng nước, những trái quýt, cam vàng óng,… luôn luôn có sức hấp dẫn rất lớn với người tiêu dùng. Nếu hỏi xuất sứ, chúng ta sẽ rất hay nghe thấy những cái tên “đặc sản”:
- Nho này là nho Ninh Thuận
- Cam này Cam Hà Giang chính gốc
- Quýt này là hàng của Thái
….
Mận Sapa có thực đến từ Sapa?
Và sau khi được gắn lên những cái tên đậm chất “Việt” thì những trái cây này cũng sẽ được đẩy lên một mức giá cao hơn hẳn mà người tiêu dùng vẫn vui vẻ mua với niềm tin:
Hàng Việt đắt chút những an toàn hơn hàng Trung Quốc!
Không chỉ cam, quýt mà còn rất nhiều loại hoa quả khác cũng đều được giới thiệu đến từ những vùng miền nức tiếng thơm ngon như Hà Giang, Bắc Giang, Hưng Yên, … Và không hề một cửa hàng nào nhận mình có bán hàng “Trung Quốc” . Tuy nhiên, quan sát kỹ, không ít sạp hàng tại các chợ thường xuất hiện những thùng xốp đựng hoa quả vận chuyển với những hàng chữ Trung Quốc xuất hiện trên thùng, người bán hàng vẫn kiên quyết khẳng định chúng là hàng Việt Nam.
Thắc mắc về vấn đề này, một chị bán hàng tại chợ Dịch Vọng đành “thật thà” cho biết đây là hàng Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng bây giờ họ không chuộng các mặt hàng từ Trung Quốc nên phải nói là hàng Việt Nam, phải thế thì mới bán được hàng và được giá.
Lấy hàng giá rẻ, bán hàng giá cao
Một phép hô biến thần kỳ, chỉ cần gắn mác hàng Việt là những chủ cửa hàng có thể lấy hàng giá rẻ, bán hàng giá cao gấp hai gấp ba lần mà người tiêu dùng vẫn chẳng thể phàn nàn gì.
Nhờ đó mà họ có thể kiếm lời nhanh chóng, và ngày càng nhiều lựa chọn phương thức kinh doanh này. Cũng vì thế mà người tiêu dùng ngày càng được ăn nhiều hoa quả “tưởng Việt mà không phải Việt”. Nhất là trong các dịp lễ tết.
Được chứa trong các thùng có chữ Trung Quốc nhưng vẫn mang danh hàng Việt
Theo Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng, thực tế hoa quả nội rất khó cạnh tranh được với hoa quả Trung Quốc vì giá rẻ, phù hợp với tiêu dùng bình dân. Cũng theo Hiệp hội, mặc dù báo chí đã đưa rất nhiều thông tin hoa quả Trung Quốc tẩm chất bảo quản nên vỏ đẹp mà ruột hỏng. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn rất thích hình thức đẹp mắt của chúng. Tiếp đó cũng cần tỉnh táo khi mua hàng đội lốt hàng Việt, giá cao mà chất lượng lại chẳng hề được đảm bảo.
Trước thực trạng đó, hoa quả Việt cần làm gì để bảo vệ thương hiệu. Tránh bị hàng giả hàng nhái Trung Quốc giả danh, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về chất lượng của sản phẩm thật.
Gắn mã vạch lên sản phẩm, để người tiêu dùng check thông tin chính là giải pháp đang được rất nhiều cửa hàng, siêu thị áp dụng. Và giải pháp này đang tỏ ra rất hiệu quả.
Giải pháp mã vạch truy xuất nguồn gốc đang tỏ ra khá hiệu quả
Giải pháp chống hàng giả hàng nhái Inbrand sẽ kết nối thông tin từ tất cả các khâu giúp người dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, từ đó có thể tin tưởng về xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm tiêu dùng. Bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, tăng niềm tin của khách hàng.
Xem thông tin chi tiết về giải pháp tại đây.
Quý khách cũng có thể gọi trực tiếp hotline 096 246 4466 để nhận tư vấn trực tiếp của chúng tôi. Rất hân hạnh được phục vụ!