Hàng giả, hàng không nhãn mác là một trong những hiểm họa lớn của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khoảng 30% gas đang sử dụng trong các gia đình là giả và lậu, nhất là ở các địa phương vùng sâu vùng xa.
Khoảng 30% gas đang sử dụng trong các gia đình là giả và lậu
Sở dĩ hoạt động kinh doanh gas lậu, gas giả mang lại lợi nhuận khủng do không tốn chi phí đầu tư vỏ bình, kiểm định chất lượng, chưa kể chất lượng, chưa kể chất lượng gas thấp lại có thể ăn gian trọng lượng…Không chỉ doanh nghiệp chân chính chịu thiệt hại do bị thất thoát một lượng lớn vỏ bình mỗi năm mà người tiêu dùng cũng chịu thiệt bởi gas kém chất lượng.
Gas giả gây thất thoát một lượng lớn vỏ bình mỗi năm
Hiện nay, nguồn cung cấp gas bồn chưa được kiểm soát chặt chẽ, dùng không đúng mục đích công bố nếu không muốn nói rằng có sự tiếp tay của một số doanh nghiệp đầu mối cho gas lậu...Đây là nguyên nhân cho tình trạng gas giả, gas lậu hoành hành. Nếu chật được “đường truyền” này, gas chiết nạp lậu khó có đất sống.
Ông Phan Anh Thắng – Phó đội trưởng đội quản lý thị trường (QLTT) 4A – Chị cục QLTT TP.HCM cho biết việc sang chiết gas lậu, gas giả thường được thực hiện ở các địa phương khác rước khi vận chuyển vào thành phố tiêu thụ.
Nguồn cung cấp gas bồn chưa được kiểm soát chặt chẽ
Các trạm chiết nạp lâu giờ có đủ chiêu trò để núp bóng, thậm chí thuê đất của các cơ quan nhà nước để sang chiết trái phép nên rất khó để phát hiện, phải điều tra nhiều công đoạn mới có thể bắt quả tang được. Nhiều tổ chức và các nhân xem việc sang chiết gas trái phép như một nghề kiếm sống, sẵn sang tìm cách hoạt động trở lại sau khi bị phát hiện và xử phạt. Điểm này bị dẹp sẽ ngay lập tức có điểm khác mọc lên.
Gas lậu đi... cửa chính
Khiếp đảm gas giả tràn lan
Các công ty gas cho rằng hiện nay gas giả và gas lậu đến tay người tiêu dùng đều thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý bán lẻ và chính chủ những cửa hàng này trộn lẫn gas thật – giả để kiếm lời bất chính.
Các hãng gas cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống phân phối của riêng mình, thay vì chỉ mua đứt bán đoạn để kiếm lợi nhuận cao nhất rồi phó mặc cho đại lý. Tùy năng lực và thị trường của mình mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc tập trung vào kênh bán lẻ, hoặc tự lập hệ thống bán lẻ của riêng mình.
Các hãng gas cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống phân phối của riêng mình
Thủ đoạn của các trạm chiết khấu gas lậu là đăng ký hợp đồng sang chiết gas với một hãng để làm bình phong, sau đó thực hiện sang chiết nạp lậu cho bất cứ ai có nhu cầu. Do vậy, khi quyết định chọn lựa mua gas tại một cửa hàng, người tiêu dùng phải tìm hiểu kỹ về xuất xứ của sản phẩm, nhất là bình gas. Có thể phối kiểm với nhà sản xuất có thương hiệu ghi trên bình gas và yêu cầu nơi bán gas cung cấp, hướng dẫn cách sử dụng cụ thể, rõ ràng và chi tiết.
Trong trường hợp thủ chủ thương hiệu khẳng định không phải hàng của mình thì cửa hàng bán gas phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với khách hàng nếu xảy ra sự cố, nghĩa là nơi đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho khách hàng.
Inbrand - Giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái toàn diện cho doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm: