CHIA SẺ THÔNG TIN

Nhiều doanh nghiệp chào thua hàng giả

12/06/2017

Hàng giả mang tên các thương hiệu nổi tiếng đang ngang nhiên được bán ở các trung tâm thương mại với giá hàng hiệu.

hang-gia-hang-nhai-2Nhiều doanh nghiệp chào thua hàng giả

Phần lớn hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: đồng hồ, quần áo, túi xách, thiết bị điện – điện tử…đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Cũng có một số sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam như mỹ phẩm, quần áo…

Ngoài ra, rất nhiều mặt hàng của các thương hiệu trong nước cũng bị làm giả với giá bán chỉ bằng một nửa hàng chính hãng. Phổ biến nhất là hàng may mặc như sản phẩm của thời trang Việt Thy, may Việt Tiến, Ninomax, Foci. Cơ quan quản lý thị trường đã tạm giữ và xử lý hàng trăm nghìn sản phẩm giả đồng hồ hiệu Rolex, Longiness, áo thun giả hiệu Lacoste, giày dép giả hiệu Nike, Lacoste, adidas, mỹ phẩm giả hiệu Chanel, túi xách giả hiệu Louis Vuitton…

hang-giaGiày dép là một trong những mặt hàng dễ bị làm giả, nhái phổ biến hiện nay, kể cả thương hiệu trong và nước ngoài

Tham gia vào hoạt động bán hàng nhái, một số tiểu thương tại chợ An Đông (quận 5) cho biết, phần lớn hàng nhái các thương hiệu lớn từ nước ngoài đều do các cơ sở gia công tại TP.HCM sản xuất hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc. Do giá rẻ nhiều hơn so với hàng thật nên loại hàng này được tiêu thụ rất mạnh

Các hội chợ Triển lãm hàng thật – hàng giả đã khiến người tiêu dùng hết sức bất ngờ bởi sự giống nhau như hai giọt nước của hàng thật và hàng giả. Điển hình là khẩu trang sợi hoạt tính Kissy của công ty Kissy Việt Nam. Sản phẩm này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền nhưng lại bị làm giả y hệt, kể cả công dụng lẫn logo. Thậm chí giá của mỗi chiếc khẩu trang Kissy thật lên đến 40.000 đồng, hàng giả cũng in giá bán y hệt. Hay như các loại sữa tắm dê Leivy, White Care xuất xứ từ Malaysia cũng bị giả đến mức nhìn từ bên ngoài không thể phân biệt, dù để hai chai thật – giả cạnh nhau.

Theo ông Trần Văn Hồng – Phó Giám đốc kinh doanh siêu thị và nhà sách của công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhân Lộc (đơn vị nhập khẩu sữa tắm Leivy), sản phẩm giả có mã vạch, tem phụ tiếng Việt như thật.

quan-ao-nhaiHàng giả ngày càng khó chống vì có sự đồng tình, thỏa hiệp của một bộ phận người tiêu dùng (ảnh minh họa).

Còn đại diện của nhãn hiệu Việt Tiến cho rằng, cuộc chiến với hàng nhái nhiều năm nay khiến rất nhiều doanh nghiệp mệt mỏi. Khiếu nại, rồi cùng ngành chức năng kiểm tra các điểm bán  hàng giả, hàng nhái của thương hiệu mình nhiều lần nhưng đâu lại vào dó.

Ông Ngô Đức Hòa – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Dệt may Thắng Lợi bức xúc cho biết, thương hiệu Thắng lợi có khoảng 200 cửa hàng, đại lý lớn nhỏ nhưng cũng có trên 10 cửa hàng Thắng Lợi là nhái, chưa kể các sạp bán ở chợ, bán online. Công ty ra mẫu gì là có hàng giả  ngay sau đó, nhái đủ kiểu. Thậm chí, doanh nghiệp đã đổi logo để người tiêu dùng nhận biệt hàng thật thì các đối tượng làm giả cũng có logo tương tự đính vào sản phẩm giả. Hàng giả Thắng Lợi có giá bán chỉ bằng 1/3 so với hàng thật. Khiếu nại mười mấy năm, vừa tốn kém vừa không có kết quả.

Cũng theo ông Hòa, dù đã đăng ký nhãn hiệu hơn 10 năm nay nhưng để bảo vệ thương hiệu không phải là chuyện dễ dàng. Doanh nghiệp đành phải chấp nhận thiệt thòi.

Nhãn hàng thời trang Foci cũng chia sẻ, Foci không sản xuất giày dép nhưng trên thị trường lại có cả giày dép Foci. Doanh nghiệp rất mệt mỏi khi phải đối phó với vấn nạn này, không chỉ mất thời gian, tiền bạc mà còn gây mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Phản ứng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái

Ông Nguyễn Văn Bảy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục sở hữu trí tuệ thừa nhận, tuy hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam đầy đủ nhưng cơ quan thực thi không thể kiểm soát và xử lý triệt để.

Về phía doanh nghiệp dù bị thiệt cũng ngại chống hàng giả. Họ lo sợ điều này khiến người tiêu dùng ngại sản phẩm của mình. Có rất nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp âm thầm chống hàng giả bằng cách nhờ lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường xử lý hàng giả của họ và thường kèm yêu cầu “đừng thông tin cho báo chí”. Trường hợp này thường rơi vào các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thông dụng như: thuốc lá, thực phẩm, ỹ phẩm, may mặc…có giá trị thấp, bày bán rộng khắp trên thị trường.Doanh nghiệp có lý do để ém thông tin về hàng giả của mình nhưng rõ ràng, người tiêu dùng có quyền chính đáng được biết thông tin này trước khi chọn mua sản phẩm. Vấn đề là cách thông tin làm sao đều cả người tiêu dùng và doanh nghiệp không bị thiệt, còn đối tượng làm giả không “ngư ông đắc lợi” được.

hang-gia-hang-nhai-3

Inbrand – giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này. Liên hệ về hotline 0962 464 466 để biết thêm thông tin chi tiết.


Có thể bạn quan tâm:

098 152 5445