Trên thị trường hiện nay, ngoài các loại trà được bán theo cân, lạng, không có bao bì, nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất sứ, thì còn xuất hiện nhiều sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng như “Thái Nguyên”, “Bảo Lộc”,… trong khi chúng không hề có tên cơ sở sản xuất, địa chỉ liên lạc. Và đặc biệt, là đặc sản nhưng các loại trà này được bán lan tràn trên các vẻ hè và các tuyến đường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Trà rởm mang mác Thái Nguyên lan tràn trên thị trường
Với những lời rao hàng hợp tình, hợp lí rất vào tai như: “Trà này là của Thái Nguyên, ngon vô cùng nhưng giá rẻ. Nếu bán trong cửa hàng phải chịu thuế, mặt bằng, thuê nhân viên... nên giá cao. Mua ở đây giá chỉ bằng một nửa” thì đã có không ít khách hàng bị cám dỗ.
Trà rởm mang mác Thái Nguyên lan tràn trên thị trường
Những loại trà mang mác trà Thái Nguyên này được thiết kế bao bì bằng giấy bạc vô cùng bắt mắt có mức giá giao bán khoảng 120.000 đồng/kg và muốn lấy bao nhiêu cũng có. Song tìm hiểu kỹ ta sẽ phát hiện ra vô số điểm không hợp lý ví dụ như
Trà rởm mang mác Thái Nguyên lan tràn trên thị trường
Không chỉ rao bán tại lan tràn trên các vẻ hè, các con đường mà tại nhiều khu chợ truyền thống người tiêu dùng cũng dễ dàng tìm mua các loại trà trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất sứ này. Rồi cũng xuất hiện không ít trang mạng chào bán lan tràn trà đặc sản Tân Cương (tỉnh Thái Nguyên), trà Thái Nguyên, trà Bảo Lộc,… Nhưng, ngoại trừ các website chính thức của một số công ty, nhà phân phối lớn, uy tín thì đa số các trang còn lại đều “tù mù” về nguồn gốc, chất lượng.
Điều tra của nhóm phóng viên về việc làm trà bẩn, hiện nay, rất dễ mua nguyên liệu trà trôi nổi. Nếu lấy số lượng lớn, giá nguyên liệu này chỉ khoảng từ 30.000–40.000 đồng/kg, nếu cứ trực tiếp đóng thành phẩm, giả thương hiệu uy tín thì không dễ dàng bán được nên các đối tượng này sẽ áp dụng nguyên tắc trộn thêm trà ngon theo tỉ lệ 30/70 (70% trà không rõ nguồn gốc) rồi đóng gói, phân phối ra thị trường. Việc này sẽ giúp khách hàng khó phát hiện, việc cung ứng được lâu dài hơn.
Và thực tế, việc chế biến, đóng gói các loại trà không rõ nguồn gốc, trôi nổi biến chúng thành sản phẩm có thương hiệu không hề khó khăn. Các dụng cụ như cân đồng hồ, bình hơi,… đều rất dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu, các loại máy móc khác cũng có thể mua được mà không cần tới bất cứ giấy tờ gì.
Trà rởm mang mác Thái Nguyên lan tràn trên thị trường
Qua tìm hiểu, được biết để sản xuất trà kém chất lượng chỉ cần thêm máy tuôn trà hay còn gọi là máy chiết và một máy ép bọc (dùng để đóng gói). Còn trà nguyên liệu sẽ có người cung cấp tận nơi hoặc thu gom từ các cơ sở. Việc tiếp theo chỉ là sơ chế, thậm chí nhiều nơi trực tiếp đóng gói thành phẩm mà chẳng cần sơ chế lại.
Trà rởm mang mác Thái Nguyên lan tràn trên thị trường
Chi phí thấp, lợi nhuận “khủng”. Theo nhẩm tính, chi phí đầu tư cho một “dây chuyền” sản xuất trà giả với quy mô nhỏ chưa đầy 50 triệu đồng. Ở dây chuyền này, mỗi ngày, người làm giả có thể tuồn ra thị trường 100kg trà rởm. Hiện đại hơn, nếu dùng máy đóng gói trà tự động, người làm giả có thể sản xuất số lượng trà rởm tùy thích trong một ngày. Chi phí đầu vào thấp như vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy lợi nhuận “kếch xù” được thu về và đương nhiên ngày càng nhiều đối tượng tham gia đường dây làm giả này.
inBrand luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong công cuộc chống hàng giả, hàng nhái. Hotline liên hệ 096 246 4466.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
--------------------------------
Bài viết khác:
>> Bối rối nhiều mặt hàng Trung Quốc mang mác 'Made in Viet Nam'
>> Tiền mất tật mang khi sử dụng phải vitamin giả
>> Lời cảnh tỉnh cho những tín đồ của mỹ phẩm tắm trắng
>> Nhận biết xi măng thật giả đơn giản hơn