Theo số liệu khảo sát từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại các chợ: Đồng Xuân, Ninh Hiệp, Nghệ ( Hà Nội), Chợ Rồng (Nam Định), chợ Sắt (Hải Phòng), năm 2016 có tới 10% quần áo bày bán có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, 80% được bán buôn để chuyển về các chợ nhỏ ở vùng sâu, vùng xa và điều đáng nói là không ít sản phẩm ngang nhiên gắn mác “ Made in VietNam”
Tràn lan quần áo xuất xứ từ Trung Quốc tại nông thôn, miền núi
Kết quả khảo sát được công bố tại Hội nghị đẩy mạnh “ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy: Hầu hết sạp hàng tại các chợ đều bày bán vải hoặc quần áo lấy từ Trung Quốc. Các chủ quầy hàng này cho biết, hàng được lấy từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn từ các tỉnh bên kia biên giới – nơi giáp với của khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn)…
Quần áo nhập về chợ có mẫu mã đa dạng về mẫu mã và giá bán
Hàng nhập về chợ khá đa dạng, từ các loại vải cao cấp đắt tiền có giá vài tram nghìn đồng/ mét đến các loại vải cực rẻ chỉ hơn 100.000 đồng/mét. Với loại mặt hàng quần áo, khách hàng muốn sản phẩm nào cũng có, giá cả đa dạng. Từ những chiếc quần, áo trẻ em giá vài nghìn đồng/cái, đến đồ nhái các thương hiệu Adidas, Nike, Chanel, Dior, Burberry…giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/cái.
Theo chân người mua buôn đến từ các tỉnh, quần áo, vải vóc co thương hiệu, chất lượng cao sẽ được phân phối cho các trang bán hàng online, các cửa hàng thời trang trong thành phố, thị xã, thị trấn, còn quần áo giá rẻ đổ về chợ nông thôn, theo các chuyến xe bán hàng lưu động đến các xã, thôn, bản…
Quần áo nhái, nhập lậu có giá bán rất rẻ
Giá bán các sản phẩm nhái, giả hàng hiệu chỉ bằng 15 – 30% hàng chính hãng. Nhiều sản phẩm quần áo có xuất xứ Trung Quốc nhưng vẫn được chủ hàng giới thiệu là hàng Việt Nam, có giá bán chỉ bằng 30 – 40% hàng chính hãng.
1 chủ hàng ở chợ Nghệ (Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, khách lấy buôn sẽ được cắt giá bớt đi 30 – 40% so với bán lẻ, tùy vào số lượng là vài chục hay vài trăm chiếc. Hầu hết những người bán hàng tại chợ ở các huyện quanh thị xã Sơn Tây đều qua đây lấy hàng. Cùng là 1 mẫu sản phẩm nhưng cũng có 2 đến 3 mức giá (tùy theo chất lượng) để người mua lựa chọn.
Quan sát các chợ đầu mối, có thể dễ dàng nhận thấy việc bán chủ yếu được thỏa thuận bằng miệng giữa người mua và người bán, đa phần đều không có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
Tràn lan quần áo xuất xứ từ Trung Quốc tại nông thôn, miền núi
Theo tính toán, việc không sử dụng hóa đơn, không nộp thuế giúp cho hàng giả hàng nhái nhập lậu tiết kiệm tới 12 – 15% chi phí so với hàng chính thống. Điều này đồng nghĩa với việc quần áo, vải vóc nhập lẩu có giá rẻ hơn hàng thật rất nhiều. Đây là lý do khiến quần áo có nguồn gốc từ Trung Quốc được bán tràn lan, với các mức giá khác nhau. Trong khi đó, quần áo do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sản xuất phải chật vật tìm chỗ đứng, nhưng vẫn chỉ xuất hiện thưa thớt ở thị trường nông thôn, miền núi…
Theo ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, để phát triển thị trường hàng dệt may Việt Nam rộng rãi hơn, bên cạnh những cố gắng của doanh nghiệp, cần có sự nỗ lực lớn hơn của các lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu vào thị trường nội địa. Đồng thời, cần có chính sách quản lý hộ kinh doanh, chính sách thuế giá trị gia tang để khuyến khích mọi người kinh doanh hàng hóa do Việt Nam sản xuất.
Inbrand cung cấp một giải pháp công nghệ chống hàng giả hàng nhái thông minh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tốt nhất trong việc chống hàng giả hàng nhái, bảo vệ thương hiệu. Vui lòng liên hệ về số hotline 0962 464 466 để nhận tư vấn chi tiết hơn.
Có thể bạn quan tâm: