CHIA SẺ THÔNG TIN

Truy xuất nguồn gốc - Cơ hội để ngành dệt may Việt tấn công các thị trường khó tính

31/10/2018

Tại một số nước như Mỹ, Anh, EU… truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc đối với hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Do đó, việc thực hiện tốt các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sẽ giúp các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam tạo ra triển vọng phát triển vào năm 2019.

truy-xuat-nguon-goc-nganh-det-mayNgành dệt may Việt đang có nhiều triển vọng trong năm 2019

Ngành dệt may tại Việt Nam - thế mạnh và thách thức

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, năm 2019 sẽ là một năm nhiều thách thức đối với ngành dệt may. Đây là giai đoạn ngành này cần sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, một vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Đó là việc chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng (ODM và OBM) với mong muốn mang lại giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc doanh nghiệp phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị cũng như nhân sự. Đối với ngành này trong thời gian tới, những nỗ lực mà doanh nghiệp cần phải hướng đến là đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư vào thiết kế…thay vì chỉ đơn thuần xem số lượng đơn hàng là bao nhiêu, mức tăng trưởng ra sao.

truy-xuat-nguon-goc-nganh-det-may-1DN Dệt may cần tập trung đổi mới công nghệ, thiết bị

Theo đánh giá của TS. Trần Văn Quyến – đại diện Công ty The Woolmark, ngành dệt may nước nhà thời gian qua tăng trưởng khá nhanh với sự tham gia của nhiều thương hiệu thời gian và nhà bán lẻ quốc tế như H&M, Zara…Tuy nhiên, sự phát triển trên vẫn được coi là chưa cân đối. Mặc dù thế mạnh của ngành này là phát triển nhanh trong lĩnh vực may mặc nhưng các lĩnh vực khác như dệt nhuộm, thiết kế vẫn còn nhiều khoảng trống. Quy mô của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu là vừa và nhỏ, phương thức sản xuất vẫn là gia công.

Hiện xuất khẩu dệt may Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh và thường nằm trong top các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc cao, chỉ sau Trung Quốc, Banglades. Tuy nhiên, nguyên liệu cho ngành dệt may chủ yếu vẫn phải nhập khẩu, lên đến 70% nên kéo giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may.

truy-xuat-nguon-goc-nganh-det-may-2Nguyên liệu trong ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu

Cần đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm dệt may

Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ, để ngành dệt may nước ta đón nhận cơ hội trong năm 2019, nhiều chuyên gia cho rằng việc truy xuất nguồn gốc đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, tiêu chuẩn toàn cầu về nguyên liệu cho ngành dệt may phải là nguyên liệu hữu cơ, không qua xử lý hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may tại châu Âu, người ta đòi hỏi sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất cao, liên quan đến chứng nhận xuất xứ nguồn nguyên liệu, do đó vấn đề truy xuất nguồn gốc giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tại một số nước như Mỹ, Anh, EU, Canada, Ấn Độ…truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc đối với hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Các sản phẩm dệt may Việt Nam nếu thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì việc bước chân vào các thị trường khó tính nói trên không phải là bài toán khó.

truy-xuat-nguon-goc-nganh-det-may-3Thị trường nước ngoài đòi hỏi rất cao về vấn đề truy xuất nguồn gốc

Mặc dù vậy, có vẻ như lâu này các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may đã không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc. Vấn đề này chỉ mới được nổi lên trong vòng vài ba năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện các cam kết FTA.

Theo đánh giá, hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp Việt ứng dụng truy xuất nguồn gốc là rất ít, chỉ khoảng 10%. Chính vì vậy đây cũng là một thách thức đối với các donah nghiệp xuất khẩu ngành dệt may cũng như các lĩnh vực kinh tế khác trong thời gian tới.

Đáng chú ý, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa giảm bớt căng thẳng thì nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào nước ta sau đó gắn mác Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ là điều rất dễ xảy ra. Vậy nên, việc các doanh nghiệp dệt may Việt thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần ngăn chặn được tối đa nguy cơ này.

truy-xuat-nguon-goc-nganh-det-may-4Doanh nghiệp dệt may nên quan tâm hơn đến vấn đề truy xuất nguồn gốc

Inbrand - Giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa hàng đầu hiện nay hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chinh phục thị trường thế giới. Mọi thắc mắc, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 094 356 2790. Inbrand luôn sẵn lòng giải đáp và phục vụ. 

 

Có thể bạn quan tâm

098 152 5445