Hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi hơn. Với giải pháp công nghê hiện đại, doanh nghiệp sản xuất, phân phối đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói, phân phối sản phẩm.
Tất cả thông tin về sản phẩm được lưu trữ vào máy chủ, dễ dàng truy xuất và không chỉ người tiêu dùng mà nội bộ doanh nghiệp cũng có thể xem thông tin về lô hàng hay chi tiết về sản phẩm cụ thể trên hệ thống . Có thể truy xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm qua mã QR (QR code: mã vạch 2 chiều hay mã phản hồi nhanh, mã vạch ma trận) in hoặc dán trên bao bì sản phẩm bằng cách dùng thiết bị quét hoặc ứng dụng quét mã trên điện thoại thông minh.
Với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, khẳng định sự minh bạch mọi thông tin về sản phẩm và đảm bảo thương hiệu . Về phía người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra, xác thực chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà sản xuất, phân phối dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của sản phẩm, hàng hóa.
Các thị trường phát triển rất chú trọng việc truy xuất nguồn gốc, đặc biệt trong ngành thực phẩm. Ở châu Âu, từ năm 2005, EU xác định truy xuất nguồn gốc là quy định bắt buộc cho các nước thành viên. Hệ thống siêu thị bán lẻ ở Anh cũng tăng cường hệ thống kiểm định này. Tháng 1/2011, Mỹ đã ban hành Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA – Food Safety Modernization Act), yêu cầu tăng cường theo dõi, truy vết thực phẩm và lưu trữ hồ sơ đối với thực phẩm nguy cơ cao (phải có hệ thống lưu trữ hồ sơ dễ tiếp cận, khi cần thiết có thể gửi tới cơ quan thẩm quyền trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan kiểm tra).
Tương tự, Ireland, Canada cũng đã có những quy định nghiêm ngặt về việc dán nhãn mác, nhận diện sản phẩm, cơ sở sản xuất. Ở Ấn Độ, từ năm 2006, các nhà sản xuất, chế biến nho đã lập ra hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử GrapeNet. Nhờ vậy, họ chiếm hoàn toàn lòng tin từ thị trường nhập khẩu EU. Từ năm 2010 đến nay, Bộ Nông nghiệp Thái Lan, thông qua Văn phòng quốc gia về tiêu chuẩn nông sản và thực phẩm (ACFS-The National Bureau of Agricultural Commodity and Food Standards), đã đưa ra chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử để nông dân vào đăng ký dùng miễn phí, được ACFS tập huấn và hỗ trợ. Đến nay, nải chuối hay quả sầu riêng bán ở cửa hàng rau quả nhỏ ở Thái Lan cũng được dán mã QR. Điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng cho nông dân Thái Lan.
Trước thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường, mới gần đây Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BYT quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế mới ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2019.
Nội dụng đáng chú ý trong Thông tư: Theo quy định tại Thông tư này, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc một bước trước- một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất. Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định.
Nội dung Thông tư của Bộ Y tế nêu rõ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh.
Bộ Y tế quy định việc lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin này tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
Tại Thông tư, Bộ Y tế cũng đưa ra quy định các cơ quan chức năng phải phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm không đảm bảo an toàn phải thu hồi và xử lý. Đồng thời áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo mã nhận diện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Bất cứ thắc mắc nào về giải pháp hoặc yêu cầu triển khai giải pháp truy xuất nguồn gốc vui lòng liên hệ :0943 562 790